Các đơn hàng bị hủy, bị chậm, chậm giao, chậm thanh toán gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp may mặc. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn nỗ lực vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất. Trái ngược với kỳ vọng tăng trưởng tích cực của toàn ngành dệt may trong năm 2020, nối tiếp đà tăng trưởng cao từ năm 2019, ngành dệt may đang gặp khó khăn thực sự khi dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết thế giới. Tất cả các thị trường xuất nhập khẩu trọng điểm của ngành đang bị ảnh hưởng nặng nề.
Hiện các đơn hàng dệt may trong tháng 4 và tháng 5 của Việt Nam đã giảm khoảng 70% so với cùng kỳ. Ngay cả kịch bản lạc quan nhất là dịch bệnh toàn cầu được kiểm soát vào cuối tháng 8, thị trường tiêu dùng vẫn chưa thể khởi sắc trở lại. Những khu công nghiệp lớn đều nằm ở thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương trong khi đây chính là tâm dịch ở nước ta ở thời điểm hiện tại. Bởi vậy mà nhiều đối tác nước ngoài lo ngại không đáp ứng đủ đơn hàng nên đã có dấu hiệu hủy đơn hàng, tìm nhà cung ứng ở các nước khác.
Tác động của Covid – Đơn hàng dệt may có dấu hiệu rút khỏi Việt Nam
Trước việc nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam không thể cam kết thời điểm sản xuất trở lại; nhiều đối tác nước ngoài đang chuyển đơn hàng sang các quốc gia khác.
Ký kết đơn hàng nước ngoài chững lại do Covid-19
Tháng 4 vừa qua, Teddy – một thương hiệu dệt may khá lớn của Ý bắt đầu xúc tiến ký kết các đơn hàng lớn với Công ty thời trang MyOne (TPHCM). Tuy vậy, quá trình hợp tác chỉ diễn ra đến cuối tháng 9 năm nay. Nhiều đơn hàng đã dự tính hợp tác giữa đôi bên chưa có dấu hiệu tiến triển. Nguyên nhân chính là do dịch bệnh đang hoành hành ở Việt Nam. MyOne đang phải căng sức ra để hoàn thành kịp các đơn hàng đã ký trước đó. Ông Lê Văn Tâm, Giám đốc MyOne, chia sẻ: “chắc chắn một điều là công ty không thể hoàn thành kịp các đơn hàng đã ký trong năm nay, chứ đừng nói đến việc ký kết các đơn hàng mới”.
Đối tác chỉ đặt hàng khi quay lại sản xuất theo nhịp độ bình thường
Vấn đề tương tự đang xảy ra với các doanh nghiệp khác trong ngành dệt may. Ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean (TPHCM), cho biết việc thực hiện Chỉ thị 16 đã khiến hoạt động sản xuất của công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Công ty chỉ sắp xếp được chỗ ở cho 1/3 trong số 3.500 công nhân ở lại làm việc theo phương án 3 tại chỗ. Số lượng hàng hóa làm ra sụt giảm nhiều so với bình thường. Chưa kể năng suất lao động của 1/3 công nhân đang làm việc tại công ty cũng sụt giảm; do hoang mang trước diễn biến của dịch bệnh.
“Nhiều đối tác của Việt Thắng chỉ đặt hàng khi chúng tôi cam kết quay trở lại sản xuất theo nhịp độ bình thường. Tuy nhiên, việc cam kết chính xác thời điểm công ty hoạt động như bình thường là không thể. Vì diễn biến của dịch Covid-19 ở Việt Nam hiện tại khó có thể dự đoán được. Do đó, chúng tôi chưa tiến hành ký kết một đơn hàng mới nào cho đến thời điểm hiện tại”, ông Việt nói.
Mong việc tạm dừng hợp tác chỉ là giai đoạn tạm thời
Nhận định về dấu hiệu các đơn hàng dệt may dần chuyển sang các quốc gia khác. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho rằng là có. Vì ngay tại thời điểm này 97% các doanh nghiệp trong ngành dệt may tại các tỉnh phía Nam đều phải ngưng hoạt động vì dịch bệnh Covid-19. Việc cam kết với đối tác thời điểm sản xuất trở lại là rất khó. Chính điều này dẫn đến việc đối tác lo ngại chuỗi cung ứng hàng hóa của họ sẽ bị đứt gãy. Do đó tạm thời các đối tác sẽ chuyển đơn hàng sang các nước khống chế dịch tốt hơn.
Ngoài ra, các nhãn hàng cũng yêu cầu cho thanh toán chậm 2-3 tháng, thậm chí 6 tháng. Điều này nằm ngoài kế hoạch bố trí tài chính ban đầu của doanh nghiệp. Nếu đồng ý cho đối tác thanh toán chậm; sẽ khiến các doanh nghiệp dệt may trong nước khó xoay vòng vốn. Việc tiếp cận với các khoản vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại trong nước hiện tại là rất khó và chứa đựng nhiều rủi ro. Nếu từ chối phương an thanh toán chậm. Cũng đồng nghĩa các nhãn hàng sẽ đi tìm các đối tác mới ở những nước khác.
Việt Nam vẫn là lựa chọn tốt nhất cho các đối tác
Ông Giang cho rằng việc các đối tác chuyển đơn hàng sang các nước khác chỉ là tạm thời. Đến khi dịch bệnh qua đi; thì Việt Nam vẫn là một trong những lựa chọn tốt nhất trong mắt đối tác. Minh chứng là trong 6 tháng đầu năm; dệt may Việt Nam xuất khẩu 18,79 tỉ đô la Mỹ giá trị hàng hoá. Tăng 21,27% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 4,23% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thị trường EU có khởi sắc rõ rệt; với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,263 tỉ đô la Mỹ. Tăng 4,85% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, chất lượng tay nghề của người lao động Việt Nam đang ngày càng nâng cao. Họ sản xuất ra những sản phẩm chất lượng; đáp ứng được đầy đủ tiêu chuẩn mà các nhãn hàng yêu cầu. Do đó, các đối tác dần chuyển đơn hàng sang nước khác không phải là điều quá lo lắng.
Cái mà doanh nghiệp dệt may cần quan tâm nhất thời điểm này là có biện pháp giữ chân nguồn nhân lực. Làm sao đảm bảo cho người lao động có việc làm ổn định; duy trì các chế độ lương thưởng và quyền lợi của họ. Chắc chắc rằng, sẽ có không ít người lao động trong ngành dệt may tìm kiếm cơ hội làm việc mới. Dẫn đến số lượng công nhân quay trở lại làm việc trong ngành chắc chắn sẽ sụt giảm sau khi dịch bệnh qua đi.