Phiên 22/7: Thị trường chứng khoán phái sinh sẽ còn tiếp tục giảm

Phiên 22/7: Thị trường chứng khoán phái sinh sẽ còn tiếp tục giảm

Phiên ngày 22/7, chỉ báo RSI đã có dấu hiệu tích cực khả quan trên thị trường phái sinh nhưng động lực tăng không được mạnh. Tuy nhiên, chỉ báo MACD vẫn chưa thể phục hồi và không có dấu hiệu tích cực. Như vậy, chỉ số VN30 có xu hướng đi ngang trong ngưỡng 1399-1420 theo đường xu hướng. Trong khi đó, hợp đồng HĐ VN30F2108 đang hình thành với biên độ hẹp, VN30F2108 được điều chỉnh trong phiên buổi chiều nhưng vẫn giữ trên vùng điểm 1395. Dưới đây là thông tin về diễn biến trên thị trường phái sinh phiên ngày 20/7. Cùng theo dõi nhé!

Diễn biến thị trường

Phiên 21/7 diễn biến tiêu cực với sự giảm giá của các hợp đồng tương lai (HĐTL). Cụ thể, HĐ VN30F2108 đóng cửa giảm 0,21% xuống 1.402 điểm. Diễn biến cùng chiều, hai hợp đồng VN30F2109 và VN30F2112 giảm lần lượt 0,31% và 0,72% xuống 1.402,5 điểm và 1.395 điểm. Tương tự, HĐ VN30F2203 đóng cửa tại 1.400 điểm, tương ứng tỷ lệ giảm 0,1%.

Về thanh khoản, khối lượng giao dịch VN30F2108 đạt 266.094 hợp đồng, VN30F2109 đạt 480 hợp đồng, VN30F2112 và VN30F2203 đạt lần lượt 43 và 51 hợp đồng. Theo thống kê, tổng khối lượng giao dịch đạt 267.308 hợp đồng. Tương ứng giá trị theo mệnh giá 37.768 tỷ đồng.

Sau khi hồi phục mạnh ở phiên trước, chỉ số VN30 tiếp tục tăng điểm nhưng với tâm lý thị trường chưa ổn định đã quay đầu giảm điểm vào cuối phiên. Đóng cửa, chỉ số VN30 giảm 4,48 điểm, dừng ở mốc 1.406,54 với thanh khoản tiếp tục suy yếu. Các chỉ báo như RSI đang hồi phục dần và chưa thể hiện mức độ mạnh. MACD chưa có dấu hiệu tích cực. Như vậy, chỉ số VN30 sẽ sideway (đi ngang) trong vùng 1.399 – 1.420 để tích lũy xu hướng.

Diễn biến thị trường

Chỉ số VDSC (chứng khoán Rồng Việt)

Trong khung 1h, HĐ VN30F2108 chưa thể vượt vùng kháng cự 1.415 và đảo chiều giảm điểm nhẹ. Hiện tại chốt chặn ngắn hạn ở vùng 1.395 có tác dụng nhưng chưa đủ mạnh dể tạo xu hướng đảo chiều cho HĐ VN30F2108. Chỉ báo RSI cũng như MACD chưa xác nhận xu thế hồi mạnh mẽ, nên HĐ VN30F2108 sẽ còn điều chỉnh nhẹ về 1.388 và có thể đảo chiều tăng ngắn hạn tại đây. Nhịp sideway của HĐ VN30F2108 cũng như chỉ số VN30 đang hình thành trong biên độ hẹp. Do đó nhà đầu tư có thể cân nhắc mở vị thế ngắn hạn Mua (Long) tại 1.388. Có thể cắt lỗ dưới ngưỡng 1.383 và chốt lãi tại vùng 1.410.

Chỉ số FSC (chứng khoán Yuanta Việt Nam)

VN30F2108 điều chỉnh trong phiên chiều nhưng vẫn giữ trên vùng đệm 1.395 điểm nơi có đường EMA (20) và EMA (5) phiên. Đồng thời EMA (5) vẫn ở trên đường EMA (20) hàm ý nhịp tăng từ 1.357 điểm vẫn duy trì. Các chỉ báo kỹ thuật như RSI và MACD cho tín hiệu hồi phục nhưng động lực tăng vẫn chưa mạnh. Đồng thời, giá vẫn đang vận động theo kênh giá giảm với cận trên nằm tại 1.320 – 1.332 điểm nên nhịp hồi phục hiện tại vẫn mang tính ngắn hạn.

Vị thế Mua (Long) có thể tiến hành khi giá retest lại khu vực 1.393 – 1.395 điểm vào phiên sáng, dừng lỗ 1.392 điểm và mục tiêu 1.410 điểm. Vị thế Bán (Short) mở ra khi giá tiệm cận vùng 1.414 – 1.416 điểm, dừng lỗ tại 1.422 điểm. Chỉ số BSC ( chứng khoán BIDV) có HĐTL đều giảm theo chỉ số cơ sở. Nhà đầu tư có thể cân nhắc những nhịp canh Mua (Long) cho các hợp đồng dài hạn.

Hợp đồng tương lai của thị trường trái phiếu

Dựa trên phương pháp định giá hợp lý với thời điểm khởi đầu ngày 22/07/2021, khung giá hợp lý của các hợp đồng tương lai đang được giao dịch trên thị trường được thể hiện như sau:

Hợp đồng tương lai của thị trường trái phiếu ngày 22/7

Chi phí cơ hội trong mô hình định giá được điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tín phiếu phi rủi ro (tín phiếu Chính phủ) sẽ được thay thế bằng lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng lớn với sự hiệu chỉnh kỳ hạn phù hợp với từng loại hợp đồng tương lai. Nhà đầu tư không nên mua bất kỳ hợp đồng nào ở thời điểm hiện tại. Vì các hợp đồng này đang cao hơn mức giá lý thuyết.

Phân tích kỹ thuật VN30-Index

Trong phiên giao dịch ngày 21/07/2021, VN30-Index điều chỉnh trở lại sau phiên hồi phục trước đó. Điều này chứng tỏ lực bán vẫn còn khá mạnh. Dòng tiền của chỉ số khá yếu khi khối lượng giao dịch duy trì dưới ngưỡng trung bình 20 phiên. Bên cạnh đó, chỉ báo MACD vẫn đang đi xuống. Những tín hiệu trên cho thấy rủi ro là vẫn còn.

Nếu đà giảm này tiếp tục diễn ra thì vùng 1,330-1,370 điểm (có sự hiện diện của đường SMA 100 ngày và ngưỡng Fibonacci Retracement 38.2%) sẽ là hỗ trợ quan trọng cho chỉ số.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *