Vietnam Airlines phát hành 70 triệu cổ phiếu cho nhân viên

Vietnam Airlines phát hành 70 triệu cổ phiếu cho nhân viên

Tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, khiến hoạt động kinh doanh vận tải hàng không vốn đã khó. Ấy vậy mà nay lại càng lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn. Các chuyến bay bị cắt giảm, vắng khách, tạm dừng khai thác cảng hàng không, các hãng hàng không liên tục thua lỗ… Có thể thấy tác động tiêu cực của dịch bệnh đối với hoạt động kinh doanh của ngành này. Cổ phiếu của Vietnam Airlines hiện đã thông qua kế hoạch chào bán nhằm chuyển nhượng và bổ sung dòng tiền cho hãng bay.

Chuyển nhượng cổ phiếu cho nhân viên để bổ sung vốn

Nhân viên Vietnam Airlines được mua 70 triệu cổ phiếu HVN với giá ưu đãi 10.000 đồng/cổ phiếu. Chỉ bằng 41% thị giá hiện tại. Đây là số cổ phần được cổ đông chiến lược ANA Holdings chuyển nhượng quyền mua trong đợt phát hành cổ phiếu tới đây; nhằm tăng vốn của Vietnam Airlines

Trước đó, vào ngày 14/7, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (mã chứng khoán: HVN) đã tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021. Tại đại hội, cổ đông Vietnam Airlines đã thông qua kế hoạch chào bán 800 triệu cổ phiếu HVN với giá 10.000 đồng/cp. Tỷ lệ phát hành 56,4%, nhằm mục đích bổ sung thanh khoản 8.000 tỷ đồng.

Cổ đông Vietnam Airlines đã thông qua kế hoạch chào bán 800 triệu cổ phiếu HVN

Với tư cách là cổ đông chiến lược, hiện nắm giữ 8,77% cổ phần tại Vietnam Airlines. ANA Holdings – Nhật Bản được quyền mua khoảng 70 triệu cổ phần trong đợt phát hành này. Tuy nhiên, ANA Holdings – tập đoàn sở hữu hãng hàng không 5 sao All Nippon Airways (ANA); hiện cũng đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ dịch bệnh Covid-19. Kết thúc năm tài khóa 2020, tập đoàn Nhật Bản ghi nhận lỗ ròng kỷ lục gần 405 tỷ YEN, tương đương 3,7 tỷ USD. Vietnam Airlines đã trao đổi nhận được sự đồng ý từ ANA Holdings. Cổ đông Nhật Bản sẽ chuyển nhượng lại toàn bộ quyền mua cổ phiếu cho cán bộ nhân viên Vietnam Airlines.

Cán bộ, nhân viên của công ty có thể mua cổ phiếu với giá rẻ

Như vậy, 70 triệu cổ phiếu thuộc quyền mua của ANA sẽ được Công đoàn Vietnam Airlines đại diện phân phối cho hơn 15.100 người lao động. Gồm cán bộ, nhân viên tại công ty mẹ và 4 công ty con (VIAGS, VAECO, SKYPEC, VACS); người lao động biệt phái tại các công ty con/liên minh SkyTeam. Và tiếp viên người Việt Nam có giao kết hợp đồng lao động trực tiếp với công ty Alsimexco (ALS).

Cụ thể, cán bộ nhân viên văn phòng và tiếp viên cơ hữu có hệ số phân bổ là 1. Mỗi người được dự kiến mua tối đa 5.737 cổ phiếu. Tiếp viên ALS có hệ số phân bổ là 0,5. Có nghĩa là tương ứng lượng mua tối đa 2.868 cổ phiếu.

Cổ phiếu HVN trên thị trường chốt phiên 27/7 tại mức 24.150 đồng/cổ phiếu. Như vậy, nhân viên Vietnam Airlines có thể mua số cổ phần với mức giá khá rẻ; chỉ bằng 41% thị giá hiện tại của HVN. Ước tính mỗi nhân viên Vietnam Airlines Group có thể chi khoảng 29-57 triệu đồng để mua số cổ phiếu ưu đãi.

Dịch COVID-19 tái bùng phát khiến cho hoạt động hàng không bị thiệt hại nghiêm trọng. Chủ tịch Vietnam Airlines cho biết trong 6 tháng đầu năm nay; khoảng 9.700 lao động của tổng công ty không có công ăn việc làm. Khoảng 30% lao động phải tạm ngừng việc trong 6-12 tháng. Mỗi người được tổng công ty hỗ trợ 1,8 triệu đồng/tháng.

Ngoài kế hoạch phát hành 800 triệu cổ phiếu để huy động 8.000 tỷ đồng nói trên. Vietnam Airlines còn được bổ sung thanh khoản bằng gói vay ưu đãi lãi suất 4.000 tỷ đồng.

Dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn tới ngành hàng không

Do dịch bệnh, công ty đã báo lỗ kỷ lục gần 11.200 tỷ đồng trong năm 2020. Và cũng được dự kiến lỗ thêm 14.500 tỷ trong năm 2021. ANA Holdings cũng không phải là ngoại lệ. Trong năm tài khóa kết thúc vào 31/3/2021, tập đoàn Nhật Bản này ghi nhận lỗ ròng kỷ lục gần 405 tỷ yen; tương đương 3,7 tỷ USD. Doanh thu giảm 63% còn gần 730 tỷ yen. Vì vậy, ANA Holdings cũng không dồi dào tiềm lực tài chính để “bơm vốn” cho Vietnam Airlines trong đợt chào bán cổ phần này.

Tập đoàn Nhật Bản ANA ghi nhận lỗ ròng kỷ lục gần 405 tỷ yen

Về kết quả kinh doanh, lũy kế 6 tháng đầu 2021, công ty mẹ Vietnam Airlines ghi nhận kết quả rất tiêu cực. Ước lỗ khoảng hơn 9.800 tỷ đồng, lỗ hợp nhất dự kiến khoảng xấp xỉ 10.800 tỷ đồng.

Kế hoạch đề ra cũng không có sự tăng trưởng khi mà thị trường hàng không hiện vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Theo đó, mục tiêu doanh thu hợp nhất giảm 11,6% so với thực hiện năm 2020 xuống còn gần 37.400 tỷ đồng. Vietnam Airlines dự kiến lỗ hợp nhất 14.526 tỷ đồng, tăng gần 30% so với năm 2020.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *