Hàng loạt ngân hàng thông báo thanh lý ô tô để thu hồi nợ

Hàng loạt ngân hàng thông báo thanh lý ô tô để thu hồi nợ

Thời gian gần đây, nhiều nhà băng đang có nhu cầu thanh lý các mẫu xe ô tô thông qua hình thức phát mại tài sản thế chấp với mức giá tương đối thấp và thu hút nhiều khách hàng quan tâm đến. Dù biết rằng, việc mua tài sản thanh lý là hoàn toàn đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên vẫn có một số người đang rất thắc mắc về những chiếc xe ô tô thanh lý này. Họ còn băn khoăn về chất lượng và nhận định giá cả của chúng. Vậy khách hàng có nên mua ô tô thanh lý từ ngân hàng không? Chúng ta cùng giải đáp thắc mắc qua nội dung dưới đây nhé!

Nhiều ngân hàng thông báo rao bán ôtô

Dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ. Trong đó, lĩnh vực vận tải là một ví dụ điển hình. Điều này dẫn đến tình trạng hàng loạt ngân hàng thông báo rao bán ôtô là tài sản đảm bảo (TSĐB) của các khoản nợ xấu. Nhằm để xử lý và thu hồi nợ với mức giá rẻ hơn so với thị trường. Từ 30-120 triệu đồng/xe tuỳ vào hình thức, niên hạn, chất lượng xe,…

Nhiều ngân hàng thông báo rao bán ôtô

Các dòng xe từ hạng sang đến bình dân đều được rao bán. Đầu tháng 7, ngân hàng TPMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã rao bán một xe ô tô Lexus biển số 30F-264; với giá khởi điểm 2,47 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) cũng đang thông báo thanh lý hàng loạt xe ô tô như Huyndai Kona-2020, Toyota Vios E 2019, Toyota Vios BKS 68A, Ford Transit BKS 83B SX 2018, Ford Ranger 17C, Toyota Fortuner 61A SX 2018… với giá dao động khoảng 280 triệu đồng đến 780 triệu đồng.

Tương tự, Techcombank cũng liên tục đăng nhiều thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản đảm bảo là ôtô. Cuối tháng 5, ngân hàng này đã thông báo bán đấu giá chiếc ôtô Suzuki Ertiga sản xuất năm 2017. Mức giá khởi điểm 318,6 triệu đồng. Tích cực thanh lý thu hồi nợ còn có tên VPBank. Trong tháng 6 đã có 3/3 đợt bán đấu giá là 3 lô ô tô; tháng 5 có 4/6 đợt bán đấu giá là 4 lô ô tô. Chiếc rẻ nhất được bán với giá khởi điểm là 239,798 triệu đồng; chiếc đắt nhất có giá khởi điểm 7,77 tỷ đồng.

Đề cao và coi trọng việc xử lý dứt điểm nợ xấu tại các Ngân hàng

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, LS. Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc công ty Luật Thiên Thanh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết. Trong những năm gần trở lại đây, Nhà nước cũng như Chính phủ luôn đề cao và coi trọng việc xử lý dứt điểm nợ xấu tại các Ngân hàng. Điều này tạo ra sự trong sạch hoạt động cấp tín dụng tại các ngân hàng. Bên cạnh đó thúc đẩy sự phát triển của loạt hình dịch vụ mới; dịch vụ bán đấu giá tài sản ngân hàng.

Đề cao và coi trọng việc xử lý dứt điểm nợ xấu tại các Ngân hàng

Về nguyên tắc, khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng với ngân hàng. Nếu vay có tài sản đảm bảo thì khách hàng phải ký hợp đồng thế chấp tài sản. Có thể là thế chấp tài sản của bên thứ ba hoặc thế chấp tài sản của chính khách hàng vay. Khi khách hàng không trả nợ theo Hợp đồng tín dụng đã ký; thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản đã thế chấp để thu hồi nợ.

Theo đó, tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp là yếu tố cốt lõi của quan hệ thế chấp. Nó xuyên suốt toàn bộ quá trình xác lập và thực hiện hợp đồng thế chấp. Nhằm đảm bảo quyền lợi của ngân hàng. Chính vì vậy, việc đấu giá là một trong các phương thức xử lý tài sản thế chấp được xem là tối ưu. Mà các ngân hàng lựa chọn hiện nay, khi xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn cuối cùng và khó khăn nhất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

E dè khi mua ô tô ngân hàng thanh lý

Các loại xe thanh lý được ngân hàng rao bán theo hai hình thức mua bán trực tiếp hoặc đấu giá. Với hình thức bán trực tiếp, người mua liên hệ với ngân hàng và làm các thủ tục. Hình thức còn lại là bán đấu giá thông qua bên thứ ba. Mặc dù giá rẻ hơn so với thị trường, nhiều người tiêu dùng thường có tâm lý e dè khi tìm hiểu mua ô tô thanh lý của ngân hàng. Giá ô tô của các ngân hàng thanh lý không rẻ hơn nhiều so với giá thị trường. Thậm chí là cao hơn nên không hấp dẫn khách hàng.

E dè khi mua ô tô ngân hàng thanh lý

Ví dụ, chiếc Toyota Vios 2019 của ngân hàng thanh lý giá 470 triệu đồng. Nhưng giá bán dòng xe này trên thị trường xe cũ hiện nay cũng chỉ dao động 430-490 triệu đồng, tuỳ loại. Hơn nữa, xe ngân hàng thanh lý không cho trả góp mà phải đóng 100% giá trị xe và không bảo hành. Một điểm nữa khiến khách không quá hào hứng mua xe thanh lý của ngân hàng là việc không được kiểm tra trải nghiệm, chạy thử.

Về vấn đề giấy tờ pháp lý trong hồ sơ Ngân hàng cần chuẩn bị khi thực hiện bán tài sản thông qua Tổ chức bán đấu là: Quyết định của Ngân hàng về việc lựa chọn Tổ chức bán đấu giá tài sản; Văn bản đề nghị bán đấu giá tài sản; Quyết định thi hành án, quyết định kê biên xử lý tài sản; Văn bản định giá tài sản và các giấy tờ có liên quan đến giá tài sản; Văn bản xác định giá trị giá khởi điểm của tài sản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *