Các NHTM giảm nhẹ lãi suất cho vay đối với nhóm doanh nghiệp ưu tiên

Các NHTM giảm nhẹ lãi suất cho vay đối với nhóm doanh nghiệp ưu tiên

Thời gian trở lại đây, kể từ khi một số ngân hàng thương mại đề xuất phương án giảm nhẹ lãi suất cho vay đối với một số nhóm doanh nghiệp thuộc diện ưu tiên, thì đã có nhiều doanh nghiệp vay được nguồn vốn từ hỗ trợ này, khi bối cảnh dịch Covid tác động đến năng lực kinh doanh. Điều này, giúp mặt bằng lãi suất cho vay xuống mức thấp nhất. Tuy nhiên, do thời hạn vay ngắn cũng như lĩnh vực ưu tiên hẹp. Nên nỗ lực giảm lãi suất của ngân hàng vẫn chưa có sức lan tỏa lớn.

Mặt bằng cho lãi suất vay đã giảm đáng kể

Hơn 1 tuần sau khi 16 ngân hàng (NH) thương mại đồng thuận giảm lãi suất cho vay. Nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn do Covid-19. Mặt bằng cho lãi suất vay đã giảm đáng kể. Mức giảm phổ biến từ 0,5 – 2 điểm %.

BIDV giảm tối đa 2 điểm %

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết; từ nay đến cuối năm 2021 sẽ giảm lãi suất cho vay bình quân 1 điểm % với dư nợ hiện hữu. Một số nhóm khách hàng khó khăn sẽ được giảm tối đa 2 điểm % so với lãi suất hiện hành. NH TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) cho biết; tổng số tiền lãi và phí NH hỗ trợ khách hàng trong 6 tháng cuối năm nay trên 2.000 tỉ đồng. Đồng thời cả năm lên tới trên 6.000 tỉ đồng. Trong đó, đợt này VietinBank giảm lãi vay tối đa 1 điểm % cho các khoản dư nợ hiện hữu và giải ngân mới.

TPBank đã giảm khoảng gần 3 điểm % so với năm trước

TPBank đã giảm khoảng gần 3 điểm % so với năm trước

Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc NH Tiên Phong (TPBank); cho hay lãi suất cho vay bình quân toàn danh mục cả ngắn và trung – dài hạn của NH đã giảm khoảng gần 3 điểm % so với năm trước. Ở đợt giảm lãi suất lần này, TPBank sẽ giảm từ 0,5 – 1,2 điểm % cho DN gặp khó bởi dịch với tổng dư nợ được nhận hỗ trợ lãi suất khoảng 18.188 tỉ đồng. Gần 26.300 tỉ đồng dư nợ của các khách hàng cá nhân cũng được xem xét giảm lãi suất 1 điểm %.

Vietcombank được giảm tối đa 1 điểm %

Trong khi đó, NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) áp dụng chính sách giảm lãi suất cho vay. Đối với tất cả khách hàng từ nay đến hết năm 2021. Khách hàng cá nhân và DN sẽ được giảm tối đa 1 điểm % tùy thuộc vào ngành, lĩnh vực cụ thể, mục đích vay vốn. Không áp dụng với các khoản dư nợ đang được hưởng ưu đãi lãi suất và một số khoản vay khác. Bao gồm vay chứng khoán, vay kinh doanh bất động sản. Tổng số tiền lãi hỗ trợ khách hàng trong năm 2021 dự kiến lên tới 6.100 tỉ đồng.

Lãi vay giảm thêm sẽ giúp DN giảm bớt chi phí tài chính

Theo ghi nhận của Báo Người Lao Động; nhiều khách hàng đang vay vốn tại các NH thương mại đã nhận được thông báo điều chỉnh lãi suất cho vay. Ông Trương Chí Thiện, Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt; chia sẻ ông vừa nhận được thông báo từ NH giảm lãi suất cho khoản vay vốn lưu động của công ty về 6,1%/năm so với mức 6,6%/năm trước đó. Mức lãi suất này ở thời điểm hiện tại là hợp lý trong bối cảnh các DN đang chịu tác động của dịch Covid-19.

Ngành thực phẩm ổn định hơn khi lãi vay giảm

“Ngành thực phẩm vẫn hoạt động tốt trong dịch. Nhưng khó khăn là giá bán không tăng trong khi hàng loạt chi phí đầu vào vẫn nhích lên, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Do đó, lãi vay giảm thêm sẽ giúp DN giảm bớt chi phí tài chính” – ông Trương Chí Thiện nói.

Ngành thực phẩm ổn định hơn khi lãi vay giảm

Một số DN khác cho biết cũng nhận được thông báo giảm lãi suất cho vay của NH thương mại. Tuy nhiên, DN kỳ vọng được giải ngân thêm vốn lưu động để duy trì hoạt động của công ty. Ông Giang Hoàng Hải, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Du thuyền Viet Princes; cho biết 2 khoản vay cá nhân của ông tại Vietcombank và Techcombank được giảm 0,5 điểm %. Trong khi một số khoản vay của công ty tại các NH khác thì không được giảm. Bởi đã được gia hạn, cơ cấu lại thời gian trả nợ gốc.

Các doanh nghiệp du lịch cũng mong muốn giảm lãi suất cho vay

Du lịch là ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất từ năm ngoái đến nay, qua các đợt dịch Covid-19 bùng phát. Do đó, các DN trong ngành mong muốn lãi suất cho vay có thể giảm thêm; hoặc hỗ trợ DN tiếp cận được nguồn vốn lưu động để cầm cự công ty qua dịch. Theo ông Phạm Quý Huy, Giám đốc Công ty Du lịch Kiwi Travel. Công ty ông đang vay vốn lưu động tại NH TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) với lãi suất 9,07%/năm.

Sau khi nghe thông tin giảm lãi suất, ông đã liên hệ NH để hỏi về việc giảm lãi suất và đang chờ trả lời. “Hiện nguồn thu của DN gần như không có. Chúng tôi kỳ vọng được hỗ trợ lãi suất ở mức thấp nhất có thể. Nhằm giảm bớt chi phí mà DN đang gồng gánh. Nếu giảm về mức khoảng 7%/năm thì quá tốt” – ông Huy nói.

Kết luận

Theo đánh giá chung, lãi suất cho vay hiện nay vẫn còn phụ thuộc vào cung cầu vốn của thị trường. Nhất là việc các ngân hàng đang cần nguồn vốn trung và dài hạn. Ở thời điểm hiện nay, chỉ những ngân hàng dư thừa nguồn vốn ngắn hạn mới có cơ hội giảm lãi vay ở giai đoạn kỳ hạn ngắn.  Việc các ngân hàng thương mại giảm lãi suất chủ yếu là thực thi theo mệnh lệnh hành chính. Thay vào đó, chúng ta nên tiến tới việc cải tổ hệ thống tài chính theo hướng toàn diện hơn. Tương đồng với cách thức điều hành của các ngân hàng trung ương trên thế giới thì sẽ tốt hơn.

Theo đánh giá chung, lãi suất cho vay hiện nay vẫn còn phụ thuộc vào cung cầu vốn của thị trường

Việt Nam đang tồn tại hai thị trường tiền tệ. Đó là thị trường giữa các ngân hàng cho vay lẫn nhau và thị trường các ngân hàng cho doanh nghiệp vay; trong khi hai thị trường này không liên thông. Trong khi đó, tại các nước khác, chỉ có một thị trường tiền tệ và khi ngân hàng trung ương điều chỉnh lãi suất tham chiếu thì các loại lãi suất khác cũng được điều chỉnh theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *