Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam Techcombank mới đây đã vừa công bố kết quả kinh doanh. Điều khiến nhiều người chú ý chính là con số này đang nói lên lợi nhuận tăng vọt của ngân hàng này. Đến nay ngay cả những tỷ lệ nợ xấu cũng được duy trì ở mức vô cùng thấp. Ngoài ra những tỷ lệ bao phủ nợ xấu cũng đang có nhiều biến chuyển và tăng mạnh mẽ hơn. Có thể thấy khoản thu nhập từ hoạt động trong nửa năm, Techcombank đang gặp rất nhiều cơ hội tích cực.
Có rất nhiều thu nhập phí liên quan đến sàn chứng khoán. Và thậm chí chúng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhiều ngân hàng lớn hiện nay. Song hiện tại những dịch vụ mới đi kèm dành riêng cho khách hàng của Techcombank cũng đã tạo nên sự thu hút đặc biệt. Nhờ đó mà nhiều khả năng trong tương lai kết quả kinh doanh của ngân hàng Kỹ thương Việt Nam sẽ còn liên tục tăng cao. Có khả năng không bị xoay chuyển trước tác động của dịch Covid-19.
Công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm
Techcombank lãi trước thuế 11.500 tỷ đồng nửa đầu năm. Và xếp sau Vietcombank và VietinBank. Với tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng mạnh từ 170% lên 260%. Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm. Với lợi nhuận trước thuế tăng 71% lên 11.500 tỷ đồng. Cùng với đó, ngân hàng duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp 0,4%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng mạnh lên gần 260%.
Tổng thu nhập hoạt động trong 6 tháng đầu năm của Techcombank tăng hơn 52% với thu nhập từ lãi và thu nhập từ dịch vụ. Tất cả đều tăng trưởng hai chữ số. Thu nhập từ lãi (NII) đạt 12.700 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm trước. Biên lãi thuần (NIM – tính trên 12 tháng gần nhất) đạt 5,6%. Trong khi NIM 12 tháng tại cuối quý II năm ngoái chỉ ở mức 4,5%. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ (NFI) tăng trưởng hơn 31%, đạt 2.800 tỷ đồng. Thu nhập phí liên quan tới chứng khoán chiếm tỷ trọng lớn nhất, tăng trưởng hơn 18%. Dịch vụ bảo hiểm tăng trưởng 601% về doanh thu khai thác mới (APE). Phí bảo hiểm tăng 48% so với cùng kỳ.
Chi phí hoạt động tăng gần 30% đạt 5.200 tỷ đồng. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) trên 28% do các khoản đầu tư về công nghệ và Marketing ghi nhận độ trễ do ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Chi phí dự phòng của Techcombank ở mức 1.400 tỷ đồng, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước.
Teccombank được cộng hưởng tích cực
6 tháng đầu năm, nhà băng này đạt lợi nhuận trước thuế 11.500 tỷ đồng, xếp sau Vietcombank và VietinBank. Kết quả kinh doanh tăng trưởng của Teccombank được cộng hưởng tích cực từ đà phục hồi của kinh tế từ quý IV năm trước. Thu nhập từ lãi vẫn là động lực dẫn dắt tăng trưởng.
Tính đến hết tháng 6, dư nợ tín dụng của Techombank tăng hơn 11% so với đầu năm lên 353.700 tỷ đồng. Tổng tiền gửi đạt 289.300 tỷ đồng, tăng hơn 4% so với đầu năm. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đi ngang ở mức 46%. Tại cuối quý II, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank ở mức 0,4% như cuối quý I/2021 và thấp hơn mức 0,9% tại quý II năm ngoái. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu là 259%, tăng so với mức 171% hồi đầu năm và 109% tại cuối quý II năm ngoái.
Nợ tái cơ cấu theo chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 giảm xuống còn 2.700 nghìn tỷ đồng, tương đương 0,8% dư nợ hiện tại. Khoảng 67% số khách hàng trong chương trình này đã hoàn tất hoặc trả một phần nợ tái cơ cấu tính đến hết tháng 6.