Đau đầu chuyện xuất khẩu hồ tiêu vì chi phí logistics tăng phi mã

Đau đầu chuyện xuất khẩu hồ tiêu vì chi phí logistics tăng phi mã

Một trong những vấn đề khó khăn nhất của thị trường xuất khẩu hồ tiêu hiện nay là cước phí vận tải. Theo báo cáo, rất nhiều doanh nghiệp đang “kêu than” vì chi phí logistics. Cước phí vận tải đường biển đang tăng phi mã trong khoảng thời gian này. Cho đến hiện tại cước vận tải vẫn liên tục tăng và không hề có dấu hiệu dừng lại. Điều này đang đẩy các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hồ tiêu gặp khó. Không chỉ vậy, vấn đề này đang trực tiếp tác động đến thị phần hồ tiêu Việt Nam trên trường quốc tế. Hạn chế xuất khẩu hồ tiêu vì chi phí cao sẽ khiến chúng ta đánh mất đi các thị trường chủ lực cho các đối thủ cạnh tranh.

Doanh nghiệp “oằn mình” gánh giá cước vận chuyển hồ tiêu

Tổng hợp thông tin từ các doanh nghiệp hổ tiêu cho thấy, giá cước vận chuyển đi các thị trường trọng điểm từ tháng 1/2021 cho tới tháng 6/2021 luôn trong chiều hướng tăng. Biên độ gia tăng cũng rất cao. Lý do chính mà các hãng tàu đưa ra là hệ lụy từ dịch bệnh Covid-19. Điều này dẫn đến thiếu hụt container. Đến thời điểm này, cước vận chuyển đi châu Âu cho 1 container 40 feet đã ở mức trên 11.000 USD. Tức là tăng 12-13 lần so với mức giá đầu năm 2020. Cước vận chuyển đi Mỹ từ 2.000-3.000 USD cho 1 container 40 feet từ đầu năm 2020. Đến nay cước tăng lên 13.500 USD, tức là tăng 5-6 lần.

Giá cước vận chuyển đường biển tăng phi mã gây khó cho doanh nghiệp

Đối với hồ tiêu Việt Nam, Mỹ là thị trường chính với lượng xuất khẩu chiếm 20-25%/năm. Quốc gia này luôn duy trì sức mua ổn định cho tới hiện tại. EU cũng là thị trường trọng điểm. Đây cũng là thị trường hướng đến của hầu hết các doanh nghiệp trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do đang thúc đẩy tăng sức mua của thị này.

Tuy nhiên, đây lại là 2 tuyến vận chuyển đường biển có mức tăng giá cước phi mã và bất thường nhất. Mức tăng khoảng 1.500-2.000 USD cho một container 40 feet sau mỗi 2 tuần. Doanh nghiệp hiểu hiện tại các hãng tàu biển cũng đang chịu ảnh hưởng trên nhiều mặt và trên diện rộng, dẫn đến việc đẩy giá cước tàu lên cao. Tuy nhiên, mức tăng cần được kiểm soát chặt chẽ. Giá cước cần công khai minh bạch và có lộ trình báo trước.

Nguy cơ mất thị trường xuất khẩu hồ tiêu Mỹ, EU vì cước vận tải biển

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hồ tiêu ước đạt 155.000 tấn. Nó tương đương 500 triệu USD. Con số này giảm 7% về lượng. Tuy nhiên nó tăng 41% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân là do yếu tố sản lượng giảm. Ngoài ra còn do chi phí logistics tăng cao trong bối cảnh dịch Covid-19 gây ra nhiều khó khăn.

Theo phản ánh từ các doanh nghiệp, giá cước vận chuyển tàu biển từ Việt Nam sang 2 thị trường trọng điểm là Mỹ và châu Âu (EU) từ tháng 1 đến tháng 6-2021 luôn trong chiều hướng tăng. Đến nay giá cước không có dấu hiệu ngừng lại. “Với tình hình cước tăng liên tục như hiện nay, ngành hàng hồ tiêu Việt Nam sẽ mất hoàn toàn khả năng cạnh tranh ở các thị trường Mỹ và EU. Nguy cơ đánh mất thị trường trọng điểm vào tay đối thủ cạnh tranh đang cận kề” – VPA lo lắng.

Việt Nam có nguy cơ mất thị trường xuất khẩu hồ tiêu Mỹ, EU vì cước vận tải biển

Lấy dẫn chứng, VPA cho biết, thời gian gần đây, Mỹ và EU đã chuyển hướng qua mua tiêu Brazil. Nguyên nhân vì chất lượng tiêu không quá chênh lệch so với tiêu Việt. Và quan trọng nhất là chi phí vận chuyển từ Brazil tới Mỹ bằng 1/3. Còn vận chuyển tới EU bằng 1/10 so với từ Việt Nam.

Trước tình hình trên, VPA đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Hải quan và Hiệp hội DN Dịch vụ Logistics Việt Nam báo cáo với Thủ tướng xem xét tìm cách tháo gỡ. VPA cũng đề nghị đưa giá cước về mức trước đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *