Ngân hàng có lợi nhuận tốt, nhưng cổ phiếu lại diễn biến thiếu tích cực

Ngân hàng có lợi nhuận tốt, nhưng cổ phiếu lại diễn biến thiếu tích cực

Thời gian qua những doanh nghiệp/ngân hàng có kết quả kinh doanh tốt, tuy nhiên về mặt cổ phiếu lại diễn biến thiếu tích cực xưa nay cũng không phải ít. Đã có những ông lớn ngành ngân hàng như Techcombank, MB, VPBank… đều có mức lợi nhuận “khủng” và tăng trưởng liên tục. Nhưng điểm đáng chú ý là giá cổ phiếu của những ngân hàng này đều liên tục xuống dốc. Có thể nhận thấy nguyên nhân của diễn biến ngược chiều này là do một phần nợ xấu tăng cao, trong khi bối cảnh giá cổ phiếu không còn rẻ.

Kết quả kinh doanh quý 2 ấn tượng của nhiều ngân hàng thương mại

Tiếp nối quý 1 tích cực, các ngân hàng thương mại đang lần lượt công bố kết quả kinh doanh quý 2 với những con số ấn tượng. Có đơn vị sau 6 tháng đã vượt kế hoạch cả năm. Cụ thể, Vietcombank ước lãi trước thuế hơn 14.500 tỷ đồng 6 tháng đầu năm; tăng 36% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành được hơn 56% kế hoạch năm. VietinBank cũng ước lãi 13.000 tỷ đồng sau 6 tháng. Trong khi mục tiêu lợi nhuận năm nay là 16.800 tỷ đồng; tức nhà băng này đã hoàn thành 3/4 kế hoạch năm.

Như MB ước lãi hợp nhất gần 8.000 tỷ đồng 6 tháng đầu năm, tăng 56% so với cùng kỳ. Hay MSB ước lợi nhuận 6 tháng đạt 2.800 tỷ đồng; cao gấp 3 lần cùng kỳ và hoàn thành 85% mục tiêu. VIB mới đây cũng đưa thông tin ban đầu công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 với lợi nhuận trước thuế đạt 3.952 tỷ đồng, tăng trưởng 68% so với cùng kỳ năm trước.

Về phía các ngân hàng quy mô nhỏ, kết quả cũng rất ấn tượng. Saigonbank lãi trước thuế nửa đầu năm 136 tỷ đồng, vượt kế hoạch cả năm (130 tỷ đồng). Trong khi VietBank báo lợi nhuận quý 2 tăng vọt 3,5 lần so với cùng kỳ, đạt 202 tỷ đồng. PGBank lãi trước thuế 6 tháng 175 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2020 và hoàn thành 56% kế hoạch năm. SeABank lãi trước thuế 6 tháng gần 1.557 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ năm ngoái, gần bằng mức lợi nhuận cả năm 2020 và hoàn thành 65% kế hoạch năm 2021.

Trái ngược với kết quả kinh doanh, nhóm cổ phiếu ngân hàng liên tục lao dốc

Trước hàng loạt thông tin tích cực về kết quả kinh doanh thì nhóm cổ phiếu vua đang có diễn biến trái ngược. Trong phiên giao dịch đầu tuần (19/7), cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh là tác nhân chính khiến VN-Index “bốc hơi” tới 56 điểm. Cả 26 mã ngân hàng đang niêm yết/ đăng ký giao dịch đều giảm mạnh từ 3-12%. Trong đó có 7 mã giảm sàn là CTG, TCB, VPB, LPB, MSB, TPB, VIB. Nhiều mã trên HNX và UpCOM còn giảm mạnh hơn, là ABB (-12,3%) BVB (-11,5%), SGB (-10,3%), NVB (-9,1%), SHB (-8,9%), PGB (-8,6%), KLB (-7,9%), VBB (-7,8%), NAB (-7,7%), BAB (-7,3%).

Trái ngược với kết quả kinh doanh, nhóm cổ phiếu ngân hàng liên tục lao dốc

Nhìn rộng ra từ phiên bắt đầu đợt điều chỉnh (5/7), nhóm cổ phiếu ngân hàng đã giảm từ 15-30%; so với mức giảm 12,5% của VN-Index. VPB – cổ phiếu được đánh giá là “trụ đỡ” của nhóm ngân hàng trong những tháng qua cũng không tránh khỏi xu thế giảm điểm mạnh; khi mất tới 17,5%, đây cũng là tốc độ mất giá của TCB. Trong khi CTG mất 21%, VCB và BID giảm khoảng 15%. Ở nhóm vốn hoá vừa, LPB và VIB là 2 đại diện với biên độ giảm lần lượt 18% và 21%. Trong khi đó, các ngân hàng nhỏ sau nhịp tăng sốc tháng trước. Giờ đây là những cái tên giảm mạnh nhất; với BVB là 33%, ABB giảm 23%, KLB giảm 21%…

Bản thân cổ phiếu đã ở mức định giá không còn rẻ

Đà lao dốc của cổ phiếu ngân hàng một phần bởi thị trường chung đang điều chỉnh sâu. Bản thân cổ phiếu ngân hàng, sau thời gian tăng mạnh từ đâu năm, cũng đã ở mức định giá không còn rẻ. Cùng với đó, dịch bệnh diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, khiến nguy cơ nợ xấu tăng cao. Trong khi số liệu “đẹp” trong năm 2020 và nửa đầu năm 2021 được đánh giá là chưa phản ánh đúng chất lượng lợi nhuận ngân hàng. Khi các nhà băng đang được giãn, hoãn trích lập nợ xấu theo quy định của NHNN.

Bản thân cổ phiếu đã ở mức định giá không còn rẻ

Gần đây nhất, việc các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cho vay khoảng 1% theo kêu gọi của NHNN cũng được dự báo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận năm nay. TS. Cấn Văn Lực tính toán nhanh; nếu giảm đại trà 1% cho các khoản vay, trên dư nợ 9,6 triệu tỷ đồng. Lợi nhuận các ngân hàng có thể giảm tới 96.000 tỷ đồng, tương đương 50% lợi nhuận trong năm ngoái.

Khi tăng trưởng của ngân hàng vẫn đang xoay quanh chuỗi bất động sản

Cổ phiếu giao dịch trên thị trường là do cung cầu quyết định; và ngân hàng vẫn đang làm tốt nhất công việc của mình. Khi tăng trưởng của ngân hàng vẫn đang xoay quanh chuỗi bất động sản với việc cho vay mua nhà; tư vấn phát hành trái phiếu. Khi thị trường bất động sản chững lại có thể khiến nhu cầu vay vốn không tăng trưởng mạnh. Ảnh hưởng đến tín dụng của các nhà băng.

Khi tăng trưởng của ngân hàng vẫn đang xoay quanh chuỗi bất động sản

Những doanh nghiệp/ngân hàng có kết quả kinh doanh tốt. Nhưng cổ phiếu diễn biến thiếu tích cực xưa nay cũng không phải ít. Kết quả kinh doanh phản ánh sức khoẻ của doanh nghiệp trong quá khứ. Trong khi đó thị giá cổ phiếu phụ thuộc vào kỳ vọng của nhà đầu tư đối với cổ phiếu đó trong tương lai; và cả những yếu tố khác tác động đến lĩnh vực hoạt động của họ.

Theo các chuyên gia, thị trường chứng khoán Việt Nam đang bị áp lực tâm lý khá nặng. Cùng hiệu ứng thông tin khởi tố, bắt tạm giam khiến nhiều nhà đầu tư thận trọng. Việc giá cổ phiếu trong ngắn hạn phản ánh cung – cầu thị trường và tâm lý của nhà đầu tư. Tuy nhiên, những doanh nghiệp làm ăn tốt, báo cáo minh bạch, có lợi nhuận tăng trưởng đều đặn hàng năm chắc chắn về dài hạn sẽ là những cổ phiếu tiềm năng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *