Đồng USD tăng mạnh trong bối cảnh dịch bệnh, nơi trú ẩn an toàn của nhà đầu tư

Đồng USD tăng mạnh trong bối cảnh dịch bệnh, nơi trú ẩn an toàn của nhà đầu tư

Trong bối cảnh dịch bệnh SARS-CoV-2 đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu. Với số ca nhiễm COVID-19 ngày càng gia tăng, con đường hồi phục kinh tế toàn cầu sau đại dịch càng trở nên khó khăn hơn. Một số đồng như: bảng Anh, Canada, New Zealand và Australia đều phải chịu áp lực giảm giá đến mức thấp nhất trong nhiều tháng qua. Trong khi đó, đồng USD lại đang có sức hút mạnh mẽ đến nỗi lấn át cả thị trường vàng. USD lúc này được xem là nơi trú ẩn an toàn của nhà đầu tư mỗi khi bất an.

Đồng USD lại đang có sức hút mạnh mẽ trong bối cảnh dịch bệnh

Biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 đã thay thế lạm phát trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trong tuần này, khiến các tài sản rủi ro trên toàn cầu giảm mạnh, nhất là chứng khoán. Chỉ số dollar index ngày 21/7 theo giờ Việt Nam đã tăng thêm 0,1% lên 93,166, cao nhất kể từ đầu tháng 4/2021 (gần 4 tháng). Nhà đầu tư né tránh những tài sản rủi ro để quay về với USD.

Đồng USD lại đang có sức hút mạnh mẽ trong bối cảnh dịch bệnh

Đồng USD đang tăng mạnh mẽ đến nỗi lấn át cả sức hấp dẫn của vàng – một tài sản cũng là nơi ẩn náu an toàn của các nhà đầu tư mỗi khi bất an. Giá vàng giao ngay chiều nay 21/7 giảm 0,2% xuống 1.805,81 USD/ounce, trong khi vàng kỳ hạn tháng 8 giảm 0,3% xuống 1.805,50 USD/ounce.

Số ca nhiễm COVID-19 đang gia tăng không ngừng

Số ca nhiễm COVID-19 đang gia tăng không ngừng ở nhiều khu vực của thế giới. Thậm chí còn đang tăng với mức độ mạnh hơn tất cả các đợt dịch trước, do biến thể Delta hết sức nguy hiểm. Làn sóng lây nhiễm của biến thể Delta chưa kịp lắng ở Ấn Độ thì đã lan sang các châu lục khác. Khu vực Đông Nam Á đang là điểm nóng COVID-19 trên thế giới trong đợt dịch này.

Những hình ảnh từng xuất hiện ở Ấn Độ nay lặp lại ở Indonesia. Với số ca mắc mới theo ngày thường xuyên cao nhất thế giới. Có ngày hơn 50.000 ca, trong khi số ca tử vong mới đứng thứ hai thế giới. Ngày 19/7 ở mức cao nhất từ trước đến nay, với 1.338 ca. Thái Lan, Malaysia liên tục ghi nhận trên 11.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. Số ca nhiễm hàng ngày ở Phillippines, Myanmar, Việt Nam ở mức 4 chữ số. Số ca mắc mới ở Campuchia, Lào, Singapore liên tục tăng.

Biến thể Delta cũng khiến số các ca COVID-19 mới tại châu Âu tăng mạnh. Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC) đã công bố số ca nhiễm COVID-19 mới hàng tuần tăng 64,3% ở Liên minh châu Âu (EU) và Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) tuần qua so với tuần trước đó. Ở Mỹ, biến thể Delta cũng chiếm 83,2% số ca COVID-19 mới. Đã được xác định trình tự gene ở Mỹ tính đến 17/7. Gây ra làn sóng bán tháo ồ ạt trên thị trường chứng khoán Mỹ. Khi các nhà đầu tư lo sợ kịch bản tái phong tỏa và phục hồi kinh tế bị đảo ngược.

Các loại tiền đang chịu nhiều áp lực

Với sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19, con đường hồi phục kinh tế toàn cầu sau đại dịch có thể trở nên gập ghềnh đầy trở ngại.

Đô la Australia giảm xuống mức thấp

Các loại tiền: bảng Anh, đô la Canada, Australia và New Zealand đều đang chịu áp lực giảm giá xuống mức thấp nhất nhiều tháng. Đô la Australia – đại diện cho các loại tiền tệ rủi ro đã giảm xuống mức thấp nhất. Kể từ tháng 11/2020, giảm 0,5%; xuống 0,72905 AUD/USD. Trong khi đô la New Zealand cũng xuống gần mức thấp nhất trong vòng 8 tháng.

Hai bang lớn nhất của Australia đã báo cáo sự gia tăng mạnh số lượng các ca nhiễm mới COVID-19 trong. Một đòn giáng mạnh vào hy vọng rằng những biện pháp phong tỏa sắp được dỡ bỏ. Một số tiểu bang của Australia cho biết sẽ kéo dài phong tỏa hoặc áp đặt lệnh phong tỏa mới. Do lo ngại sự lây lan của biến thể Delta. Gần một nửa trong số 25 triệu người dân Australia đã bị cách ly tại nhà. Trong đó riêng Sydney, thành phố lớn nhất nước, thực hiện lệnh phong tỏa 5 tuần. Toàn bộ bang Victoria thực hiện quy định ở nhà. Sau khi biến thể Delta có tốc độ lây nhiễm nhanh gây ra đợt bùng phát tồi tệ nhất tại Australia trong năm nay.

Rủi ro đối với đồng bảng Anh và đồng Euro

Đồng bảng Anh sau khi chạm mức thấp kỷ lục kể từ tháng 2. Vừa qua tiếp tục giảm thêm 0,2% trong ngày; xuống 1,3604 USD/GBP. Các nhà phân tích cho rằng sự bất đồng giữa Anh và Liên minh châu Âu là một yếu tố rủi ro đối với đồng bảng Anh. Thủ tướng Boris Johnson nói rằng chính phủ của ông sẽ phác thảo kế hoạch tiếp cận Nghị định thư Bắc Ireland trước quốc hội Anh vào thứ Tư, 21/7. Số ca nhiễm COVID-19 ở Anh cũng đang tăng lên rất nhanh.

Đồng euro hôm nay tăng 0,3% so với đồng crore của Na Uy – loại tiền phụ thuộc nhiều vào thị trường hàng hóa. Với tỷ giá cặp EUR/NOK chiều ở mức 10,6388. Tỷ giá cặp tiền này phiên 20/7 đã tăng vọt lên 10,7038. Mức thấp nhất trong bảy tháng đối với đồng crore của Na Uy.

Các chiến lược gia của ING trong một thông tin tới khách hàng đã viết: “Nói chung, chúng tôi thấy sự sụt giảm gần đây của thị trường tiền tệ theo chu kỳ là một sự điều chỉnh chứ không phải một xu hướng rõ rệt. Với dấu hiệu một số đồng tiền sẽ tăng giá khi ngân hàng trung ương của những nước đó chuyển hướng chính sách “diều hâu” vào cuối mùa Hè này”.

Hướng sự chờ đợi vào cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB)

Trong bối cảnh thị trường tiền tệ đang bị chi phối gần như hoàn toàn. Bởi các thông tin về biến thể Delta và thiếu vắng những thông tin về dữ liệu kinh tế. Các nhà đầu tư tiền tệ đang hướng sự chờ đợi vào cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB). Sẽ diễn ra vào ngày thứ Năm (21/7), với dự đoán ECB sẽ giữ thái độ ôn hòa. Như dấu hiệu mà Chủ tịch ECB, Christine Lagarde, đã báo trước qua một cuộc phỏng vấn vào tuần trước, điều sẽ gây áp lực giảm giá EUR.

Hướng sự chờ đợi vào cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB)

Chiến lược gia Kim Mundy của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia cho biết: “Hàm ý (của ECB) là chính sách tiền tệ sẽ vẫn cực kỳ nới lỏng trong thời gian dài hơn. Vốn là cơn gió ngược với đồng euro”. Trước đó, ECB đã công bố một chiến lược mới. Theo đó lạm phát mục tiêu sẽ là 2% hoặc nhiều hơn. Bà Lagarde cho biết xu hướng chính sách của ECB sắp tới sẽ xem xét theo hướng mục tiêu lạm phát mới này. Đáng chú ý, tiền tệ và chứng khoán Châu Á tiếp tục lao dốc mạnh. Do khu vực này đang là tâm điểm của làn sóng COVID-19 do biến thể Delta.

Theo đó, chứng khoán Philippines giảm xuống mức thấp nhất gần 8 tuần. Tỷ giá đô la Singapore giảm mạnh do các biện pháp chống COVID-19 được thắt chặt trở lại. Giáng một đòn mạnh vào kế hoạch mở cửa nền kinh tế. Chứng khoán Đài Loan và Hàn Quốc giảm 0,3% mỗi loại. Trong khi baht Thái Lan và Rupiah Indonesia giảm 0,2% mỗi đồng.

Đồng USD sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn

Đối với tiền đồng Việt Nam, tỷ giá trung tâm VND so với USD sáng 21/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.211 VND/USD; nhích tăng 4 đồng so với ngày hôm qua. Tại các ngân hàng thương mại sáng nay. Giá USD biến động trái chiều: Vietcombank tăng giá USD thêm 10 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra so với ngày hôm qua. Niêm yết ở mức 22.900 – 23.130 VND/USD (mua vào – bán ra). Trái lại, VietinBank giảm giá USD đi 2 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra so với hôm qua; niêm yết ở mức 22.903 – 23.123 VND/USD (mua vào – bán ra).

Về triển vọng của thị trường tiền tệ, một số chuyên gia cho rằng. Đồng USD sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn. Nhà phân tích Sean Callow của Westpac ở Sydney cho rằng: “Tâm trạng chung về đồng đô la có vẻ như sẽ được hỗ trợ tích cực để duy trì tình trạng khá tốt từ nay đến hội nghị Jackson Hole,” – hội nghị sẽ diễn ra vào tháng 8 tới. Theo ông: “Hiện tại, bạn có thể chỉ nên giữ đô la trong vài tuần tới.” Elsa Lignos, người phụ trách mảng chiến lược ngoại hối toàn cầu của RBC Capital Markets cũng cho rằng những lo ngại xoay quanh biến thể Delta sẽ giảm dần khi tỷ lệ tiêm vaccine tăng lên. Và đồng USD sẽ đổi chiều. Trừ khi có một biến thể virus mới xuất hiện, dễ lây lan hơn biến thể Delta.

USD vẫn là đồng tiền của các giao dịch quốc tế

Một vấn đề đáng lo ngại đối với đồng USD. Theo chiến lược gia thị trường tiền tệ của Credit Suisse, ông Zoltan Poszar; đó là trạng thái của đồng USD – loại tiền tệ thương mại toàn cầu. Khi các tập đoàn đa quốc gia bị chịu ảnh hưởng từ suy thoái nền kinh tế. Họ sẽ buộc phải vay USD nhiều hơn nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh, thanh toán khoản phải trả cho các nhà cung ứng. Các giao dịch quốc tế hầu hết đều lựa chọn đồng USD để thực hiện hợp đồng).

USD vẫn là đồng tiền của các giao dịch quốc tế

Điều này sẽ khiến các ngân hàng địa phương khó có thể đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cần thiết. Ông cũng cho biết thêm, FED nên tăng quy mô hoạt động trên thường phái sinh. Đặc biệt là phương thức phòng vệ rủi ro hoán đổi (swap) đồng USD với lãi suất thấp hơn trong kỳ hạn dài hạn hơn. Nhằm tạo điều kiện cung cấp thanh khoản cho các tập đoàn đa quốc gia. Không những thế, cuộc chiến dầu mỏ giữa Mỹ, Nga và các quốc gia dầu mỏ Trung Đông đã tạm thời đạt được những thoả thuận nhất định. Khiến giá dầu bình ổn và bắt đầu tăng trưởng trở lại. Chính đây là một trong những lý do khiến đồng USD không những giảm giá mà còn tiếp tục tăng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *