Didi Chuxing gặp bê bối, đối thủ tranh dành thị phần

Didi Chuxing gặp bê bối, đối thủ tranh dành thị phần

Chỉ vài năm trước, 50 tỷ USD vẫn là điều không tưởng đối với các công ty khởi nghiệp ở Trung Quốc. Tuy nhiên, mới đây, Didi Chuxing đã đạt đến con số này và trở thành start-up đắt giá thứ hai trên thế giới, chỉ sau chính Uber. Hiện tại, Didi đã chiếm được phần lớn thị trường 1,4 tỷ dân của Trung Quốc, sau khi mua lại thành công chi nhánh của Uber tại thị trường này. Công ty cũng đang tìm cách tiếp cận thị trường Mỹ, để cạnh tranh với các tên tuổi lớn trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và xe tự lái.

Thế nhưng niềm vui này đối với doanh nghiệp cũng không kéo dài được bao lâu. Mới đây sau đợt IPO để tìm kiếm cơ hội chiếm lĩnh thị trường khi Didi Chuxing gặp khó khăn đến từ các quy định trong lĩnh vực này. Nhân cơ hội đó, hàng loạt các startup đã nhảy vào để tranh dành thị phần màu mỡ tại đất nước tỷ dân này.

Didi Chuxing gặp khó khăn sau đợt IPO, cơ hội cho nhiều Startup

Didi Chuxing gặp khó khăn sau đợt IPO, cơ hội cho nhiều Startup

Nhiều startup gọi xe công nghệ nỗ lực tận dụng giai đoạn Didi Chuxing gặp khó khăn sau đợt IPO để tìm kiếm cơ hội chiếm lĩnh thị trường. Vài ngày sau khi chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) đã ra lệnh cho các kho ứng dụng lớn nhất tại Trung Quốc như Apple hay một số hãng điện thoại Huawei, Xiaomi loại bỏ Didi Chuxing khỏi dịch vụ. CAC cáo buộc hãng gọi xe công nghệ này đã thu thập trái phép dữ liệu người dùng. Sau đó, 25 dịch vụ khác do Didi điều hành cũng đã bị xoá khỏi các cửa hàng ứng dụng. Những rắc rối với luật pháp của Didi đã để lại một “cánh cửa mở ngỏ”; cho các đối thủ cơ hội xâu xé 90% thị phần của công ty.

Meituan mở lại ứng dụng

Tuần trước, Meituan – một công ty hoạt động trong lĩnh vực giao đồ ăn; đã cho mở lại ứng dụng gọi xe riêng biệt. Trước đó từng được loại khỏi các cửa hàng ứng dụng vào năm 2019. Một đối thủ khác với tên gọi T3 cũng lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra 15 thành phố. T3 được rót vốn bởi ba nhà sản xuất ôtô lớn nhất Trung Quốc. Công ty này có sự chống lưng về công nghệ của Tencent và Alibaba. Công ty này đang bắt đầu tung hàng loạt quảng cáo; lên dịch vụ tin nhắn sở hữu hơn một tỷ người dùng Wechat của Tencent. Bất cứ ai khi nhấn vào quảng cáo đều sẽ được nhận phiếu giảm giá khi sử dụng dịch vụ.

Cao Cao đưa ra hàng loạt ưu đãi cho người mới

Cao Cao Geely

Trong lúc đó, Cao Cao, một dịch vụ gọi xe công nghệ khác. Công ty được vận hành bởi hãng sản xuất ô tô Geely; cũng đưa ra hàng loạt ưu đãi lớn dành cho người dùng mới sử dụng dịch vụ. Trong những năm qua, nhờ việc đánh bật được Uber; Didi Chuxing là cái tên thống trị thị trường gọi xe công nghệ tại Trung Quốc. Công ty này với 500 triệu người dùng mỗi năm. Tuy nhiên công ty đang bị cuốn vào cuộc điều tra của chính quyền Trung Quốc; đối với các công ty công nghệ. Đặc biệt là việc thắt các quy tắc về bảo mật dữ liệu.

Các cơ quan quản lý Trung Quốc cũng giám sát chặt chẽ đối với bất kỳ công ty Trung Quốc nào muốn niêm yết trên sàn chứng khoán nước ngoài. Trước đó, CAC đã thông báo yêu cầu mọi công ty sở hữu dữ liệu của trên một triệu người dùng; đều phải trải qua một cuộc đánh giá bảo mật trước khi IPO.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *