Zalo tạo gian hàng chợ online giúp tiểu thương bán hàng dễ dàng hơn

Zalo tạo gian hàng chợ online giúp tiểu thương bán hàng dễ dàng hơn

Bên cạnh các nhóm, trang cá nhân trên mạng xã hội, các tiểu thương, cửa hàng nhỏ có thể tạo gian hàng trực tuyến trên Zalo OA “Đi chợ mùa Covid”. Trong bối cảnh TP.HCM bị phong tỏa quy mô lớn, nhiều hộ kinh doanh, nhất là tiểu thương, tiểu thương đang loay hoay tìm mọi cách để tiếp tục bán hàng, đảm bảo thu nhập trong giai đoạn khó khăn này. Các hội nhóm, các “chợ online” khu vực bắt đầu ra đời và hoạt động “nhộn nhịp”, nhất là đối với mặt hàng rau củ quả, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu.

Người dân dễ dàng chọn mua thực phẩm

Người dân dễ dàng chọn mua thực phẩm

Chị Thanh Dung (25 tuổi, nhân viên văn phòng ở quận 7) mỗi ngày đều lướt thông tin trên nhóm Facebook của chung cư và đặt rau củ, trái cây, đồ ăn vặt. Từ khi thành phố thực hiện phong tỏa, chị ngại đi ra ngoài, các đơn hàng online đặt qua siêu thị thì quá tải, do đó chị đã chuyển sang mua hàng trên các nhóm Facebook, Zalo. “Mua trực tiếp từ người bán mình được trả lời sớm, và chốt đơn, giao hàng nhanh hơn. Có khâu thanh toán thì hơi rườm rà vì mình phải hỏi số tài khoản rồi chuyển khoản, hoặc thanh toán tiền mặt”, chị Dung cho biết thêm.

ZaloPay tạo “chợ online” cho các tiểu thương

Nhận thấy nhu cầu thực phẩm tăng cao trong mùa giãn cách; chị Hoa (27 tuổi, quận Tân Bình) đã chủ động tìm thêm nguồn hàng cá tươi từ quê Bình Định để bán kiếm thêm thu nhập. “Ngoài trang Facebook cá nhân để bán cho người quen. Mình tìm thêm thông tin các nhóm cộng đồng dân cư khác; tham gia nhóm và đăng tải thông tin để bán hàng. Tuy nhiên mỗi nhóm đều có quá nhiều bài đăng và mình phải đăng lên mỗi ngày, hơi vất vả một chút”.

Để hỗ trợ nhóm tiểu thương, chủ cửa hàng nhỏ lẻ có thêm một kênh bán hàng qua mạng đơn giản; tiện lợi, ZaloPay đã tạo “chợ online” trên ứng dụng Zalo. Để mở gian hàng, tiểu thương vào Zalo, trên thanh tìm kiếm gõ “Đi chợ mùa Covid”. Chọn “Quan tâm” tài khoản này, sau đó đăng ký mở gian hàng. Tại đây, các gian hàng được hiển thị rõ ràng. Các sản phẩm được chia theo nhóm, chuyên nghiệp; như một siêu thị mini. Ngoài ra, chủ gian hàng không phải chịu phí nền tảng hay chiết khấu.

Giao tận nhà miễn phí khi khách có nhu cầu

Giao tận nhà miễn phí khi khách có nhu cầu

Theo ghi nhận của PV, tại một số chợ truyền thống ở TP.HCM xuất hiện nhiều bảng thông tin ghi số điện thoại của tiểu thương. Ai có nhu cầu đặt hàng sẽ được giao tận nhà. Bà Xuyến, tiểu thương ngành hàng thủy hải sản chợ Phùng Hưng; quận 5, kể: “Khi khách hàng gọi qua điện thoại đặt hàng thì tôi sẽ nhờ các chú xe ôm tại chợ đi giao tận cửa”.

Chị Son, bán rau củ tại chợ Bàu Cát, quận Tân Bình; cũng cho hay có ngày không có khách, có ngày nhận được đơn hàng của 4-5 khách. Sau khi có đơn hàng, chị sẽ đi mua tận vườn để giao miễn phí cho khách. “Ở nhà buồn, không có thu nhập nên có khách nào đặt. Tôi cũng nhận và giao cho họ để kiếm tiền đi chợ, trang trải việc gia đình” – chị Son nói.

Tương tự, bà Đăng, tiểu thương bán thịt heo ở chợ Bà Hoal chia sẻ: Bình thường bà bán được khoảng 130 kg/ngày; do chợ tạm đóng cửa nên hiện nay bán tại nhà được 50-60 kg/ngày. Dù khách đặt mua ít hay nhiều vẫn giao miễn phí và không tính vào giá bán. “Trong lúc dịch ai cũng khó khăn, chấp nhận không có lời để chia sẻ cùng nhau” – bà Hoa nói.

>> Xem thêm các bài viết về Thông tin thị trường

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *