Do các doanh nghiệp thu mua trứng cút để sơ chế xuất khẩu ngừng hoạt động, nên thị trường tiêu thụ trứng cút đang gặp khó khăn. Hơn 1 triệu quả trứng cút của nông dân tỉnh Tiền Giang đứng trước nguy cơ phải đổ bỏ. Theo ông Hồ, từ ngày tỉnh Tiền Giang triển khai khoảng cách theo Chỉ thị 16 để phòng chống dịch Covid-19, trang trại chim cút của anh có 3 triệu quả trứng cút sạch bệnh. Nhưng tất cả đều không thể bán được cũng như xuất khẩu. Nếu tình hình tiếp tục căng thẳng nguy cơ người dân ở Tiền Giang phải đổ bỏ hết lượng trứng là rất cao.
Tồn đọng trăm ngàn quả trứng
Hiện nay, trang trại chim cút Nguyễn Hồ, ở xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang và các hộ vệ tinh nuôi chim cút còn tồn đọng hơn 1 triệu quả trứng chim cút chưa thể tiêu thụ được. Hơn nữa, mỗi ngày, các nông dân nuôi chim cút này có thêm 300.000 quả trứng chim cút.
Dù các hộ nuôi đã thăm dò, tìm kiếm thị trường các nơi trong khu vực nhưng đầu ra trứng chim cút tại tỉnh Tiền Giang đang bế tắc, có nguy cơ phải tiêu hủy bỏ. Trong khi đó, giá nhân công lao động, thức ăn gia súc ở mức cao nên người nuôi loại gia cầm này đang đứng bên lề phá sản. Ông Trần Nguyễn Hồ chủ trang trại hơn 200 nghìn con chim Cút lo lắng vì có nguy cơ phải tiêu hủy hơn một triệu quả trứng do không bán được.
Mất hợp đồng xuất khẩu, trứng hỏng gây thiệt hại cho người dân
Ông Trần Nguyễn Hồ lâu nay được xem là “vua cút” miền Tây. Bởi chăn nuôi cút sạch công nghiệp với quy mô lớn. Ông là chủ trang trại nuôi hơn 200.000 con chim cút ở xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; cho biết: “Nhà máy không làm được, đóng cửa. Mình có bán được đâu, cỡ 1 triệu trứng hỏng hết. Hôm rồi có chương trình của Sở Công Thương bán chỉ được ít trứng. Bây giờ không có mua bán gì được; khổ lắm, cũng không có hướng gì, trứng chất đầy, bán không được thì đổ bỏ”.
Và, ông Hồ cũng nổi danh nhờ thành công với việc xuất khẩu cút sạch sang thị trường khó tính Nhật Bản. Mỗi năm với khoảng 100 triệu trứng. Tuy nhiên, khoảng 10 ngày nay; khi Tiền Giang thực hiện giãn cách xã hội, trang trại cút của ông Hồ tồn mỗi ngày 300.000 trứng cút.
Theo ông Hồ, công ty chế biến trứng cút của ông để xuất sang thị trường Nhật Bản; đã không còn hoạt động do dịch Covid-19. Vấn đề của ông Hồ hiện nay là giải quyết số trứng cút sạch tại thị trường nội địa, khi sức mua giảm sút. Theo ông Hồ, trong điều kiện bình thường trứng chỉ giữ được chất lượng tốt trong khoảng 1 tuần. Sau đó, trứng giảm dần chất lượng và đem… đổ.
Trứng cút sạch bán online
Theo ông Hồ, để giải quyết phần nào trứng, ông đang thực hiện bán online. Sáng nay, 25/7, ông Hồ cho biết, vừa xuất bán kho 200.000 trứng cút; với giá 400 đồng/trứng về thị trường TP.HCM. Hiện, mỗi ngày, ông Hồ phải cho vô bịch từng chục cút; để giao cho khách trong địa bàn TP.Mỹ Tho. Mặc dù, theo ông Hồ số lượng trứng cút bán ra rất hạn chế. Nhưng cũng là một kênh tiêu thụ “gỡ gạt tiền thức ăn” nuôi cút.
“Đây cũng là dịp để tính lại chuyện bán trong thị trường nội địa là lâu nay tôi ít quan tâm. Việc bán trứng online cũng là cách thăm dò thị trường nội địa”, ông Hồ chia sẻ. Cũng theo ông Hồ, vùa qua, Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang cũng tổ chức buổi kết nối cung cầu. Nhưng số lượng trứng cút của ông được thu mua “không đáng kể”.