Vàng SJC có xu hướng tăng trong khi thị trường kim loại quý đi lên mạnh

Vàng SJC có xu hướng tăng trong khi thị trường kim loại quý đi lên mạnh

Theo con số thống kê tại các cửa hàng kinh doanh vàng bạc thì mức giá vàng SJC đang có những biến động trái chiều. Mức giá vàng đã có một khoảng thời gian dài giảm nhẹ, thế nhưng đến ngày 15/7 thì giá vàng lại đồng loạt tăng. Đặc biệt là ở cái hai chiều mua và bán, với mức giá tăng đến 200.000 đồng/ lượng. Điều này đồng nghĩa với việc đây là mức tăng kỷ lục được thống kê trong 3 tuần vừa qua. Mức giá vàng có dấu hiệu tăng đột ngột một phần cũng do vàng thế giới có biến động, đặc biệt là tỷ lệ người thất nghiệp ở Mỹ đang ngày càng tăng cao. Hãy cùng chúng tôi đi sâu hơn về bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ nhé!

Mỗi lượng vàng SJC trong nước tăng khoảng 200.000 đồng

Theo thống kê, mỗi lượng vàng trong nước chiều nay đã tăng khoảng 200.000 đồng. Đưa chiều mua lên 56,85 triệu đồng và bán ra 57,6 triệu đồng.

Lúc 14h30 hôm nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết. Giá vàng mua vào 56,85 triệu đồng, bán ra 57,6 triệu đồng một lượng. Như vậy so với hôm qua, mỗi lượng tăng lần lượt 200.000 đồng chiều mua, và 180.000 đồng chiều bán. Biên độ chênh lệch hai chiều mua – bán giữ ở mức 750.000 đồng một lượng.

Mỗi lượng vàng SJC trong nước tăng khoảng 200.000 đồng

Giá vàng trong nước tăng trong bối cảnh thị trường kim loại quý thế giới vừa có phiên đi lên mạnh. Trong phiên giao dịch châu Âu chiều nay (giờ Việt Nam). Giá vàng giao ngay đạt 1.831 USD một ounce. Mức này tăng 3,7 USD mỗi ounce so với giá đóng cửa hôm qua. Và nó chênh đến 23,7 USD một ounce so với kết thúc phiên 13/7.

Giá vàng thế giới đang ảnh hưởng bởi sự lạm phát

Giá vàng thế giới dao động gần mức đỉnh 4 tuần qua sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jeremy Powell tường trình trước Quốc hội Mỹ. Việc lạm phát nước này đã gia tăng đáng kể và có khả năng sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới. Trước khi chỉ số này được điều chỉnh. Ông đưa ra lời giải thích, lạm phát tăng tạm thời do giá cả hàng hóa đang trở lại mức bình thường. Sau thời gian nền kinh tế rơi vào suy thoái vì Covid-19.

Theo công bố của Bộ Lao động Mỹ hôm 13/7, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này. Nó đã tăng 0,9% trong tháng 6 so với tháng trước và tăng 5,4% trong vòng một năm qua. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 8/2008, ngay trước khi khủng hoảng tài chính diễn ra.

Nhà phân tích Daniel Hynes của ANZ cho biết. Áp lực lạm phát ngày càng tăng sẽ khiến các nhà đầu tư quan tâm hơn. Nhưng họ đang trở nên thoải mái sau khi biết rõ về lập trường của Fed. “Các điều kiện hiện tại tương đối hỗ trợ cho việc tăng giá vàng. Đây không phải là một cuộc chạy nước rút mà là một xu hướng rất nhẹ. Nó bắt đầu cao dần trong năm vào lúc này”, Hynes nói thêm.

Thị trường Mỹ gây áp lực lên đồng USD

Tờ The Economics Times cho rằng, thị trường đang xem xét các chỉ số về lao động của Mỹ. Vì chúng có thể gây áp lực lên đồng USD và từ đó hỗ trợ giá vàng. Xu hướng chung, tờ này dự báo giá vàng có thể tiếp tục tăng lên. Với điều kiện đồng đô la Mỹ vẫn ở mức thấp. Các nhà đầu tư đã cảnh giác với nền kinh tế phát triển quá nóng dựa vào nhu cầu phục hồi mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng COVID-19, điều này sẽ gây áp lực lên giá cả.

Thị trường Mỹ gây áp lực lên đồng USD

“Giá vàng kéo dài đà tăng lên trên 1.820 USD, được hỗ trợ bởi đồng USD yếu hơn. Và lợi suất kho bạc Mỹ giảm”, Tapan Patel, Chuyên gia phân tích cao cấp của HDFC Securities, nêu quan điểm.

Đồng USD đang đối mặt sức ép mất giá so với các đồng tiền chủ chốt khác. Khi giới đầu tư trở nên lạc quan hơn về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, theo phân tích từ Kitco News, giá vàng đang có xu hướng tăng còn do Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) thông báo giảm chương trình mua trái phiếu hàng tuần còn 2 tỷ USD, giảm so với mức 3 tỷ USD trước đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *