Sự phát triển của thị trường bảo hiểm thú cưng ở Trung Quốc

Sự phát triển của thị trường bảo hiểm thú cưng ở Trung Quốc

Thị trường bảo hiểm thú cưng tại Trung Quốc đang cực kỳ sôi động. Thị trường này được mở rộng trong lúc ngành công nghiệp thú cưng có thể đạt được con số 73 tỷ USD vào tương lai năm 2023. Không phải tự nhiên mà ngành công nghiệp thú cưng lại phát triển mạnh mẽ ở nước láng giềng của Việt Nam. Tỷ lệ già hóa dân số tại Trung Quốc ngày càng tăng, nhiều người sống một mình đơn độc hơn. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về loại bảo hiểm thú cưng này độc giả nhé!

Người Trung Quốc đang đầu tư nhiều hơn cho vật nuôi

Thị trường bảo hiểm thú cưng của Trung Quốc sẽ có một tương lai tươi sáng, trong bối cảnh tỷ lệ sở hữu thú cưng đang ngày càng tăng trên cả nước. Những người 60 tuổi trở lên đang chiếm 18,7% tổng dân số Trung Quốc, tương đương 264 triệu người, theo dữ liệu do Cục Thống kê Quốc gia công bố vào tháng 5/2021.

Thị trường bảo hiểm thú cưng

Người Trung Quốc cũng đang đầu tư nhiều hơn cho vật nuôi của họ. Mức chi tiêu trung bình của một người cho một con vật đã tăng 53% từ năm 2017 đến năm 2020, đạt 6.653 NDT. Con số đó dự kiến sẽ còn tăng hơn nữa, theo Industrial Securities.

Tiết kiệm được chi phí y tế cho thú cưng khi mua bảo hiểm

Năm ngoái, có hơn 73 triệu hộ gia đình ở các thành phố Trung Quốc cũng là ngôi nhà sinh sống của thú cưng. Giá trị của thị trường thú cưng Trung Quốc đạt tới 170.8 tỷ nhân dân tệ (tương đương 25.3 tỷ USD), trong đó dịch vụ chăm sóc y tế cho chó và mèo chiếm tỷ lệ tương ứng là 14% và 15%, theo một báo cáo chuyên ngành cho biết.

Báo cáo này cũng cho thấy chi phí chăm sóc y tế trung bình hàng năm ở mức 1,557 nhân dân tệ cho người nuôi chó và 1,446 nhân dân tệ cho người nuôi mèo. Tuy nhiên, những người đã mua bảo hiểm y tế cho thú cưng của họ đã tiết kiệm được phần lớn chi phí, chỉ phải chi khoảng 300 đến 500 nhân dân tệ để mua bảo hiểm thú cưng.

“Tôi đã mua một gói bảo hiểm trị giá 418 nhân dân tệ cho con mèo của tôi, và có thể nhận được bồi hoàn lại chi phí lên tới 15,000 nhân dân tệ”, một người chủ sở hữu mèo ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên phía tây nam Trung Quốc, cho biết.

Trung Quốc đón đầu xu hướng bảo hiểm thú cưng

Mặc dù thị trường bảo hiểm thú cưng của Trung Quốc vẫn đang ở giai đoạn đầu. Nhưng nhiều người trong ngành tin rằng đó chỉ là vấn đề thời gian. Trước khi thị trường này đạt mức 10 tỷ nhân dân tệ.

Hiệu suất mua bảo hiểm thú cưng ngày càng tăng

“Chúng tôi đã từng chỉ có ít hơn 5,000 khách hàng mua bảo hiểm thú vật. Trong khoảng thời gian từ 2015 đến tháng 2 năm 2018. Nhưng hiện tại cơ sở khách hàng của chúng tôi đã tăng lên 160,000. Sau khi công ty tiến hành cải tổ sâu rộng và kết thúc thành công hai vòng huy động vốn,” ông Xu Hua, CEO của một công ty thú cưng, cho biết.

Hiệu suất mua bảo hiểm thú cưng ngày càng tăng

“Hiệu suất của chúng tôi đã tăng gấp đôi. Kể từ khi chúng tôi ra mắt các kênh trực tuyến vào tháng 11 năm ngoái. Chúng tôi ước tính rằng đơn hàng hàng ngày; cho các sản phẩm bảo hiểm thú cưng của chúng tôi sẽ vượt quá 300. Lên tới 10,000 đơn hàng hàng tháng vào cuối năm nay”. Ông Chen Ye, một người quản lý thương hiệu bảo hiểm thú cưng, cho biết.

Chi tiêu cho thú cưng chiếm trung bình 0,3% chi phí gia đình

Mặc dù triển vọng thị trường bảo hiểm thú cưng của Trung Quốc có vẻ đầy màu hồng. Một mô hình kinh doanh phát triển tốt; vẫn cần thiết cho cả các thành viên tham gia thị trường và khách hàng. Trong khi vẫn có nhiều công ty đang hoạt động dưới ngưỡng tiềm năng. Tuy nhiên, chi tiêu cho thú cưng chiếm trung bình 0,3% chi phí gia đình ở Trung Quốc; thấp hơn 0,5% ở Mỹ- thị trường thú cưng lớn nhất thế giới.

Khi bảo hiểm vật nuôi đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây. Sự cạnh tranh ngày càng gia tăng. Công ty bảo hiểm ZhongAn Online P&C được niêm yết tại Hong Kong; cũng cung cấp bảo hiểm vật nuôi trên Alipay. Những gã khổng lồ trong ngành khác như Ping An và các công ty công nghệ như Tencent Holdings. Thông qua nền tảng Bảo hiểm WeSure cũng đã tham gia vào cuộc cạnh tranh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *