Robot tương lai sẽ sở hữu làn da nhạy cảm như con người?

Robot tương lai sẽ sở hữu làn da nhạy cảm như con người?

Một trong số các nhà nghiên cứu là thành viên nằm trong Cộng đồng nghiên cứu thần kinh học của Intel (INRC) đã chính thức công bố ra công chúng rằng trong tương lai đầy hứa hẹn robot có thể cảm nhận được bằng làn da nhân tạo đặc biệt nhạy cảm. Nói một cách cụ thể hơn đó là robot sẽ có làn da y hệt như con người. Được biết, điều này sẽ dựa trên các cảm biến cảm ứng, chất liệu bọt thông minh, bên cạnh đó còn kết hợp với công nghệ xử lý thần kinh. Có thể nói, đây là một bước tiến vượt bậc so với những gì robot hiện tại có thể làm chỉ giới hạn trong xử lý hình ảnh và thiếu khả năng liên quan đến cảm giác chạm như một con người thực thụ.

Chất liệu bọt thông minh giúp robot có làn da như con người

Chất liệu bọt thông minh giúp robot có làn da như con người

Các nhà nghiên cứu Singapore đã phát triển một chất liệu bọt thông minh. Qua đó phủ bên ngoài robot để cảm nhận được những vật liệu xung quanh. Bên cạnh đó là việc tự chữa lành khi bị hư hỏng. Nó tương tự giống như làn da con người. Aifoam là một loại hợp chất cao phân tử có tính đàn hồi cao. Nó được tạo ra bằng cách pha trộn hợp chất cao phân tử fluoropolymer với một hỗn hợp giúp làm giảm độ căng bề mặt. Theo các chuyên gia từ Đại học quốc gia Singapore cho biết. Loại vật liệu này có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển robot và các thiết bị giả các bộ phận cơ thể.

Để tạo cảm giác tiếp xúc giống con người, các nhà nghiên cứu đã bơm vào chất liệu này các hạt kim loại siêu nhỏ và bổ sung các điện cực nhỏ bên dưới bề mặt của lớp bọt. Khi có lực tác động, các hạt kim loại sẽ tiến sát lại với nhau. Điều này sẽ làm thay đổi các đặc trưng điện. Những thay đổi này sẽ được phát hiện bởi các điện cực nối với 1 máy tính. Và máy tính sẽ ra lệnh cho robot cần làm gì. Theo các chuyên gia, tính năng này giúp các bàn tay robot có thể không chỉ định lượng. Mà còn xác định được cả hướng của lực tác động. Từ đó giúp robot nhận diện và tương tác tốt hơn.

Hy vọng tương lai có thể ứng dụng vào thực tiễn

Hy vọng tương lai có thể ứng dụng vào thực tiễn

Aifoam là loại bọt đầu tiên kết hợp cả đặc tính tự chữa lành và cảm ứng lực và khoảng cách. Nhóm nghiên cứu hy vọng vật liệu này sẽ được đưa vào ứng dụng trong vòng 5 năm tới. Qua đó giúp cải thiện những trải nghiệm sử dụng các cánh tay robot trong cầm nắm đồ vật.

Các nhà nghiên cứu NUS thông tin: “Khả năng cảm nhận và nhận thức môi trường xung quanh tốt hơn cũng có thể cho phép các tương tác giữa robot và con người gần gũi, an toàn hơn. Như trong việc chăm sóc, hoặc đưa chúng ta đến gần hơn để tự động hóa các nhiệm vụ phẫu thuật. Bằng cách cho robot phẫu thuật cảm giác mà chúng hiện vẫn đang còn thiếu hiện nay”.

Intel cũng đang giúp các nhà nghiên cứu đưa ra các con chip được triển khai trong robot để đưa ra kết luận chính xác hơn khi theo dõi và phát hiện trong thời gian thực. Với cái gọi là chip thần kinh, các nhà nghiên cứu sẽ kiểm tra một bàn tay robot bắt chước da nhân tạo. Qua đó để có thể đọc chữ nổi và tìm hiểu xem chúng có thể không. Sau đó thông tin sẽ được chuyển qua công nghệ điện toán đám mây. Cũng từ đó giải mã cách các robot diễn giải điều này.

Xem thêm nhiều tin tức mới nhất về ý tưởng số hóa tại đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *