Nỗi lo mất giấy tờ sẽ biến mất bằng việc ghép chip dưới da?

Nỗi lo mất giấy tờ sẽ biến mất bằng việc ghép chip dưới da?

Có nhiều điều chúng ta có thể thấy rằng, trong thế giới mà công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay thì làm gì có ai muốn mang theo nhiều giấy tờ rườm rà, dễ mất nữa khi mà họ có thể đặt nó dưới da của mình. Điều này cũng là tương lai mà nhiều người muốn cũng muốn hướng. Để hiện thực hóa ý tưởng này đã có nhiều người tiến hành việc ghép chip dưới da nhưng vẫn chưa thành công. Trong đó có Alexander Volchek – bác sĩ sản phụ đến từ Novosibirsk (Nga) vẫn miệt mài nghiên cứu và được giới truyền thông mệnh danh là “Doctor Chip” sau khi ông thực hiện việc cấy nhiều chip nhỏ dưới da để giúp cuộc sống của con người trở nên thuận tiện hơn.

Dưới đây là những thông tin bạn muốn biết đấy, đừng bỏ qua nhé. Tin chắc rằng qua bài viết này, bạn sẽ trong tương sẽ nhiều điều thú vị đến với bạn lắm đấy.

Những cuộc thí nghiệm về việc ghép chip vào cơ thể của Alexander Volchek

Những cuộc thí nghiệm về việc ghép chip vào cơ thể của Alexander Volchek

Theo OddityCentral, bác sĩ Volchek thông báo đã cấy chip thẻ ngân hàng vào cánh tay để thanh toán tiền bằng cách vuốt lòng bàn tay thay vì cà thẻ. Việc cấy ghép chip thẻ ngân hàng từng được thực hiện nhiều lần ở Nga. Thế nhưng tất cả đều thất bại. Vậy nên Volchek hy vọng ông sẽ là người đầu tiên trong lịch sử Nga cấy thành công.

Dù vậy, đây chỉ là một trong vô số lần bác sĩ Volchek thực hiện ghép chip vào cơ thể. Lần đầu tiên vào năm 2014. Ông biết về công nghệ này cách nay gần 10 năm qua một bài báo. Ông hiểu rõ những bộ phận cấy ghép đã được dùng trong thú y từ giữa những năm 2000. Nhưng ý tưởng đưa chip vào cơ thể người vẫn còn mới lạ vào thời điểm đó. Khi hay tin những con chip như vậy đang được sản xuất ở Mỹ và Trung Quốc, ông bắt đầu tò mò. Không lâu sau đó, ông quyết định tự mình thử nghiệm công nghệ này.

Những lợi ích của việc ấy chip

Truyền thông Nga bắt đầu đưa tin về Doctor Chip vào năm 2017. Lúc đó ông đã cấy hàng loạt chip thay thế thẻ liên lạc nội bộ, thẻ ra vào bệnh viện, thẻ lưu trữ thông tin liên lạc cho phép ông chia sẻ với bất kỳ chiếc smartphone nào nhờ công nghệ NFC (kết nối trường gần). Thậm chí ông còn gắn chip lưu lại tất cả mật khẩu của mình mà không cần mã hóa.

Những lợi ích của việc ấy chip

Volchek giải thích nguyên nhân đằng sau việc cấy chip. “Lúc đi làm, bạn cần rút ví, lấy thẻ, dùng thẻ, cất vào, cố gắng không làm mất. Điều này rất quan trọng vì vợ tôi đã gắn chip sau khi mất 4 tấm thẻ. Thay vào đó, bạn có thể đưa tay trước máy quét. Bạn sẽ không cảm thấy cơ sở hạ tầng xung quanh mình. Cuộc sống của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều”.

Trong những năm qua, từ một người tiên phong cấy ghép chip, Volchek đã trở thành người quảng bá cho “body-hacking”. Đây là ám chỉ những người đưa thiết bị công nghệ vào cơ thể để cải thiện cuộc sống. Ông thực hiện thủ thuật cấy ghép cho hơn 200 người khác. Trong đó bao gồm cả vợ ông. Ông chỉ lấy làm tiếc rằng công nghệ không phát triển nhanh hơn. 4 năm trước, ông từng hứng thú với việc thử nghiệm chip y tế được cấy dưới da để đo đường huyết. Nhưng công nghệ lúc đó chưa thể đáp ứng những gì ông muốn thực hiện.

Lời kết

Một nhóm chuyên gia khác cho rằng. Chẳng có gì có thể đảm bảo việc không xảy ra tình trạng những con chip trong tương lai có thể trở thành các công cụ gián điệp tinh vi. Các thiết lập cho phép khống chế, điều khiển thần kinh và nguy hiểm hơn cả là lấy đi tính mạng người sử dụng bằng một cơ chế nào đó như thường thấy trong các bộ phim của Holywood hay truyện tranh Marvel. Nếu là bạn, bạn chọn cấy ghép chip dưới da hay không?

Nhiều người cũng bày tỏ quan ngại về một viễn cảnh không mấy sáng sủa khi công nghệ này có được sự phát triển cao hơn trong tương lai. Ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo đang có những bước tiến vượt trội hơn bao giờ hết. Máy tính đang ngày càng thông minh hơn. Vì thế mối lo cũng lớn hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *