Trong tuần có những thông tin đáng chú ý như ngân hàng nhà nước chấp thuận cho một số ngân hàng tăng tín dụng, hỗ trợ cổ phiếu ngân hàng, bộ tài chính đưa ra thông tin nâng thuế đối với ngành thép làm ảnh hưởng đến cổ phiếu thép. Các thông tin trên kết hợp với thời hạn đáo hạn hợp đồng tương lai đã dẫn đến tâm lí nhà đầu tư đang dao động trong thời điểm này. Do đó, các nhà đầu tư mong muốn nhìn thấy một cơ hội có tính rõ ràng hơn trên thị trường chứng khoán phái sinh.
Chứng khoán phái sinh quốc tế ổn định
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng vọt 0,9% trong tháng 6/2021 và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa dự báo trước đó của các chuyên gia, khiến giới đầu tư toàn cầu trở nên thận trọng. Lần đầu tiên, lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm của Mỹ đi ngược với diễn biến của CPI. Điều này xảy ra do dòng tiền lớn tìm đến nơi trú ẩn có rủi ro thấp như trái phiếu.
Thị trường phái sinh trong nước nhiều kịch tính
Thế giới tuần qua có nhiều sự kiện: công bố số liệu GDP của Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2021, công bố số liệu lạm phát của Mỹ 6 tháng đầu năm 2021, buổi điều trần của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trước Quốc hội…, nhưng các chỉ số chứng khoán quốc tế không biến động mạnh.
VN30-Index và VN30F1M xuất hiện các cây nến rút chân tại vùng hỗ trợ 1.400 điểm. Có những lúc tưởng chừng như VN30-Index đã thủng ngưỡng hỗ trợ, rơi trở lại vòng xoáy bán tháo. Dòng tiền chờ mua đã kịp thời cứu nguy và hình thành đáy sau thấp hơn chỉ 10 điểm so với đáy trước.
VN30F2108 tiếp tục trạng thái hồi phục từ vùng đáy 1.405 điểm. Mẫu hình giá đang hồi phục theo dạng sóng hiệu chỉnh A-B-C dạng Flat với sóng C có thể hướng về 1.454 điểm (ngưỡng Fibonacci). Đồng thời, chỉ báo theo xu hướng duy trì tín hiệu Mua (Long) với mức vi phạm tại 1.433 điểm.
Khối lượng giao dịch VN30F2108 đạt 307.734 hợp đồng, VN30F2109 đạt 787 hợp đồng, VN30F2112 và VN30F2203 đạt lần lượt 131 và 38 hợp đồng. Theo thống kê, tổng khối lượng giao dịch đạt 309.140 hợp đồng. Tương ứng giá trị theo mệnh giá 43.103,8 tỷ đồng.
Chỉ số VN30 mở cửa và không thể giữ vững vùng 1.400 đã tiếp tục lao dốc mạnh. Các chỉ báo như MACD và RSI chưa có tín hiệu tích cực. Điều này cho thấy nhịp giảm này vẫn duy trì và hướng về vùng 1.330.
Nhà đầu tư mong một cơ hội rõ ràng hồi phục hơn
Cú rũ mạnh có thể giúp động lực hồi phục của thị trường chung kéo dài sang nửa đầu tuần này, dư địa hồi phục sẽ là vùng kháng cự tâm lý 1.480 – 1.500 điểm. Sự hồi phục hai phiên cuối tuần qua mang nhiều yếu tố kỹ thuật. Một phần bởi tình trạng quá bán xảy ra ở nhiều mã blue-chips dẫn dắt thị trường trước đó…, một phần khác là do mức hỗ trợ mang tính tâm lý 1.400 điểm của VN30-Index.
Sự hồi phục nhanh mà không đi kèm thanh khoản cao khiến dư địa tăng trưởng bị hạn chế. Vì thế, chiến lược giao dịch phái sinh trong tuần mới nên ưu tiên mua bán trong biên độ với tỷ trọng nhỏ và mục tiêu ngắn hạn, hoặc đứng ngoài quan sát để chờ đợi cơ hội rõ ràng hơn.
Đối với nhà đầu tư sử dụng chiến lược theo xu hướng, không nên tham gia thị trường lúc này khi các hợp đồng tương lai thiếu vắng xu hướng ngắn hạn. Mở vị thế mua khi giá điều chỉnh về mức hỗ trợ mạnh được kiểm chứng là 1.410 – 1.420 điểm. Qua đó cắt lỗ trong trường hợp khu vực 1.400 điểm bị sập gãy. Ngược lại, canh mở vị thế bán (Short) khi giá có các phản ứng xấu. Đồng thời tạo mẫu hình đảo chiều ngắn hạn trong vùng 1.490 – 1.500 điểm.
Kế hoạch giao dịch phái sinh tuần qua
Theo kế hoạch, người viết mở vị thế mua tại vùng nền hỗ trợ 1.440 – 1.450 với tỷ trọng nhỏ. Nhanh chóng phải đóng lệnh khi cận dưới bị phá vỡ. Sau đó là chuỗi 3 phiên cuối tuần đứng ngoài quan sát hoàn toàn. Theo kinh nghiệm, trong các pha điều chỉnh sâu từ xu hướng tăng dài hạn nhưng chưa hình thành được mẫu hình trung hạn rõ ràng chính là giai đoạn giao dịch có xác suất thấp nhất. Kiên nhẫn để chờ đợi cơ hội chính là tư duy phù hợp mà nhà đầu tư nên áp dụng.