Nhiều gia đình hiện nay có điều kiện thường làm một không gian riêng tại nhà cho bé vui chơi. Sau đây gọi một cách dễ hình dung hơn là phòng của bé. Nó có nghĩa là nơi vui chơi, ngủ nghỉ của bé nhưng không phải ở trường, mà là tại nhà riêng của bạn. Yêu cầu trong việc thiết kế căn phòng này cho bé là phải thật đáng yêu, màu sắc. Nhưng yếu tố tiềm ẩn tối quan trọng lại là sự an toàn. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho các bạn những kỹ thuật trong việc thiết kế nhà trẻ ngay tại nhà cho bé yêu.
Phòng của bé là nơi để bé vui chơi sáng tạo
Nếu nhà bạn có đủ không gian để thiết kế riêng một phòng chơi cho bé thì thực sự đây sẽ là căn phòng lý tưởng. Trẻ sẽ có thời gian vui chơi trong không gian riêng của mình; từ đó phát triển trí tượng và sự sáng tạo; hay thỏa sức làm những điều mình thích. Thiết kế phòng học và chơi cho bé còn có thể khuyến khích tính tự lập; cũng như hình thành sự ngăn nắp ngay từ nhỏ cho bé.
Khi thiết kế phòng chơi cho bé tại nhà, bố mẹ nên có những ý tưởng và cách trang trí phù hợp; sao cho phát huy được hết công năng của nó; cũng như đáp ứng được sở thích của bé. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu kỹ hơn về kinh nghiệm thiết kế phòng vui chơi cho bé trong bài sau. Từ đó bạn cũng có thể tham khảo để ứng dụng trong phòng ngủ của bé nếu nhà ở không thể thêm một phòng vui chơi cho trẻ.
Về việc lên ý tưởng thiết kế phòng chơi cho bé
Khi thiết kế phòng chơi cho trẻ, cần dựa trên tinh thần sáng tạo, năng động; với sự đa dạng sắc màu, tươi vui. Từ đó để trẻ tăng trí tưởng tượng, tìm tòi, phát triển thể lực. Đặc điểm của trẻ là không ngừng di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Vì vậy có thể thiết lập các khu vực với mục đích khác nhau; ví dụ như khu vực chơi đùa, khu vực đọc sách, khu vực lắp ghép,…
Trẻ con có rất nhiều mơ ước, có thể đó là được làm công chúa, hoàng tử; hay làm siêu nhân, được bay lên vũ trụ,… Nếu cha mẹ nuôi dưỡng ước mơ ấy của con trẻ sẽ giúp bé thúc đẩy sự sáng tạo và lòng tự tin. Bạn có thể thiết kế phòng chơi cho trẻ với chủ đề những câu chuyện cổ tích; một bức tường với nhiều hình vẽ; hay vài đồ chơi hình thù của nhân vật trong các câu chuyện mà bé yêu thích.
Đừng bỏ qua những món đồ chơi của con
Trẻ con cũng hay ngồi trò chuyện với người bạn của mình là thú bông, búp bê hoặc chú cún nhà mình, chúng rất thích được chia sẻ và yêu thương. Vì vậy, cha mẹ có thể đặt các con thú bông trong phòng, hoặc có hình vẽ chúng trên tường, chắc chắn trẻ sẽ vô cùng thích thú mỗi khi trở về nhà vì có hàng loạt người bạn nhỏ đang đợi mình.
Cha mẹ nếu hướng đến không gian trí thức cho con thì có thể tham khảo sử dụng những hình ảnh, con số và chữ cái khi thiết kế phòng chơi cho trẻ. Đồng thời không thể thiếu những chiếc tủ kệ bày biện những cuốn sách và dụng cụ học tập của bé. Những chiếc tủ kệ cũng giúp ích để trẻ tập thói quen dọn đồ gọn gàng, ngăn nắp từ bé.
Ngoài ra, không thể thiếu một bộ bàn ghế đọc sách có kích thước phù hợp để không ảnh hưởng đến cột sống của bé, thêm tấm thảm êm, giá vẽ tranh nếu bé thích vẽ.
Các hình thức thúc đẩy bé vận động
Góc vận động thiết kế khuyến khích trẻ hoạt động, phát huy được khả năng của mình. Hai hình thức vận động dành cho trẻ là vận động tinh và vận động thô:
– Vận động thô: Liên quan đến các hoạt động chân tay, cơ thân như lăn, bò, ném,… Nó sẽ phát triển khả năng phối hợp và sự tập trung. Có thể thiết kế thang leo trèo dạng dây, ván thăng bằng; hay bập bênh, lều gỗ,… để bé vận động an toàn.
– Vận động tĩnh: Liên quan đến các hoạt động ở bàn tay và ngón tay như viết, tự thay quần áo, tự ăn uống, đánh răng,… Cha mẹ có thể mua bộ bàn ghế phù hợp với chiều cao của con, có chiếc bệ kê chân để trẻ tự giác đứng lên đánh răng hàng ngày, có tủ quần áo nhỏ mà trẻ có thể tự với lấy,…
Chiếc giường xinh cho bé giấc ngủ ngoan
Trẻ rất thích có được kiểu giường riêng cho mình, thậm chí còn thích có một chốn riêng trong phòng để chui vào. Nếu cha mẹ thiết kế một nơi như vậy thì bé sẽ rất thích. Bạn có thể tạo một nơi để trẻ chơi trốn như lều bạt, nhà gỗ nhỏ.
Cân nhắc lựa chọn màu sắc
Màu sắc cũng khá quan trọng, mang lại tính thẩm mỹ cho không gian và còn tác động đến mắt của trẻ. Các màu sắc tương phản có thể giúp kích thích sự sáng tạo của trẻ và giúp không gian thêm sinh động. Tốt nhất không nên chọn những tông màu quá sáng hay quá tối khi thiết kế phòng chơi cho bé tại nhà, cần đảm bảo sự thống nhất. Nếu tường màu sáng có thể chọn nội thất màu tối để dung hòa.
Đảm bảo không gian đủ ánh sáng, thông thoáng
Như bạn có thể thấy các khu vui chơi trẻ em thường rộng rãi và thông thoáng. Môi trường có tính mở giúp trẻ hoạt động linh hoạt, hiệu quả. Vì vậy, nên tiết chế những chi tiết rườm rà, không có giá trị sử dụng để tăng khoảng không gian cho trẻ vui đùa.
Cân nhắc bố trí thiết kế phòng vui chơi cho bé khoa học
Trẻ em đôi khi khả năng tìm kiếm hay không thể nhớ đồ vật để đâu. Vậy nên bố mẹ nên nghĩ đến thiết kế nội thất có tính thuận tiện sao cho trẻ dễ tìm thấy đồ đạc nhất. Điều này bao gồm các ngăn tủ cất giữ đồ, phân loại đồ hay dùng và ít dùng. Vị trí để đồ sát tường, gần khu vực vui chơi để bé dễ dàng tiếp cận hơn. Chiều cao các tủ kệ vừa tầm với để bé nhìn được các đồ trên hệ và dễ dàng cất sau khi đọc xong.
Chú ý về điều kiện an toàn
Nội thất phòng đồ chơi cho trẻ em không chỉ có tính thẩm mỹ mà còn cần sự an toàn, cha mẹ cần loại bỏ những đồ nội thất có góc nhọn, dễ đổ vỡ, gây hại sức khỏe cho trẻ. Thiết kế tủ vừa tầm với để trẻ không phải khó khăn kiễng chân hoặc bắc ghế lấy.
Một số đồ vật không nên để trong phòng của bé
Tránh xa đồ điện tử
Trong cuộc sống hiện đại như hiện nay, càng ngày trẻ càng được tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử như máy tính, TV, đầu đĩa…để vui chơi, khám phá những điều mới lạ. Mặc dù mang lại tác dụng đáng kể trong việc mở mang đầu óc cho trẻ; thế hưng các thiết bị điện tử này cũng không nên có mặt trong phòng ngủ. Bởi vì tần số điện từ của chúng cực kì ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ trẻ em. Chịu ảnh hưởng quá mức cho phép bởi các thiết bị điện từ làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh về não.
Loại bỏ nguy cơ từ đồ vật sắc nhọn
Dao, kéo có sát khí nặng lại dễ gây thương tích cho những đứa trẻ; nhất là kucs đang ở độ tuổi yêu thích tìm hiểu những điều mới lạ. Những đồ vật sắc nhọn như góc cạnh bàn làm việc gỗ công nghiệp; tủ, cột nhà cũng có khả năng sát thương cao khi bé nô đùa. Do vậy nên hạn chế bố trí chúng trong phòng của các bé. Ngoài ra khi sắp đặt những vật dụng cần thiết cũng cần tránh chĩa thẳng các góc nhọn vào giường của bé. Nó có thể khiến trẻ ngủ không ngon, thậm chí yếu nhược, tinh thần bất an.
Hi vọng với cách thiết kế phòng chơi cho bé tại nhà được chia sẻ trong bài sẽ giúp bạn có ý tưởng cho phòng giải trí của trẻ. Qua đó sẽ lựa chọn và bố trí nội thất phù hợp và hài hòa. Từ đó giúp bé phát triển được toàn diện.